Có những nguyên tắc trong chiến lược quân sự mà bạn có thể áp dụng cho công việc hàng ngày, đó là Nguyên Tắc Bất Ngờ, Nguyên Tắc Khai Thác và Nguyên Tắc Hợp Tác. Những nguyên tắc này sẽ giúp bạn có những suy nghĩ sáng suốt và đạt được kết quả tốt hơn.
Gây Ngạc Nhiên
Một nguyên tắc trong quân sự thật sự rất hữu ích cho bạn khi áp dụng vào kinh doanh là Nguyên Tắc Bất Ngờ. Nguyên tắc này là “Làm những việc mọi người không ngờ đến!” Trong bán hàng và marketing, điều này có nghĩa là luôn tìm ra những cách mới để “tấn công vào sườn” đối thủ hay làm đối thủ của bạn hụt hẫng.
Từ Bỏ Lối Mòn
Đôi khi, làm ngược lại hoàn toàn những gì bạn từng làm có thể là một giải pháp hoàn hảo. Khuynh hướng tự nhiên của con người khi họ đang ở trong một hố sâu, họ sẽ đào sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, giải pháp là đi ra khỏi hố đó và đào một cái khác. Hãy nhớ, quy luật đầu tiên về những cái hố là “Khi bạn đang ở trong một cái hố, hãy ngừng đào thêm.”
Bao Vây và Theo Dõi
Nguyên tắc thứ hai trong quân sự mà bạn có thể áp dụng trong kinh doanh là Nguyên Tắc Khai Thác. Nguyên tắc này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Bao Vây và Theo Dõi, Trong kinh doanh, điều này có nghĩa là, một khi có cơ hội, hãy tận dụng nó để khai thác hết khả năng của bạn. Nếu bạn có một ý tưởng khuyến mãi độc đáo, hay một sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật, hãy bán tất cả những gì có thể. Bạn cần khai thác tốt đa ý tưởng của mình và tận dụng mọi cơ hội để tạo ra lợi nhuận.
Tinh Thần Hợp Tác
Nguyên tắc thứ ba trong quân sự áp dụng cho bản thân bạn và công ty là Nguyên Tắc Hợp Tác. Trong kinh doanh, nó thường gọi là “nguyên tắc bó đũa”. Trong quân sự, nó được gọi là “hành động phối hợp”. Trong kinh doanh, khả năng làm việc hiệu quả và hòa hợp với những người khác và các nhóm khác sẽ đem lại thành công hơn bất cứ yếu tố nào.
Chọn Mặt Gởi Vàng
Một phần quan trọng trong suy nghĩ chiến lược là xác định những cá nhân, nhóm và tổ chức nào bạn cần hợp tác để đạt được mục tiêu. Hãy lên danh sách và sau đó, sắp xếp theo mức độ quan trọng. Hãy tự hỏi: “làm thế nào để họ hợp tác với bạn?”
Trả lời cho câu hỏi kinh điển
Mọi người đều muốn biết “Việc này đem lại gì cho tôi?” Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn tìm cách để giúp nhân viên hiểu rằng chính công việc này là cách duy nhất để giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Từ bỏ lối mòn, bao vây và theo dõi, luôn tìm cách để khiến mọi người hợp tác với bạn, bạn sẽ đạt được nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn mà có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
Bài tập dành cho bạn
Hai bài tập sau đây sẽ giúp bạn áp dụng ngay những ý tưởng trên vào việc kinh doanh và công việc hàng ngày:
Đầu tiên, hãy xem lại công việc của mình, đặc biệt những công việc đã từng làm bạn nản lòng, và tự hỏi liệu có cách nào khác để giải quyết vấn đề đó không. Hãy làm những gì trước giờ bạn chưa từng làm. Có thể, bạn nên thử làm ngược lại những gì đang làm. Thành công trong kinh doanh đến từ việc bạn, bằng cách nào đó, đưa đối thủ vào những tình huống bất ngờ nhất.
Thứ hai, xác định những cá nhân, nhóm và tổ chức nào bạn đang cần họ để đạt mục tiêu của mình. Thường xuyên tìm cách để có được sự hỗ trợ và hợp tác từ phía họ bằng cách suy nghĩ xem những hợp tác đó đem lại cho họ những gì.
Gây Ngạc Nhiên
Một nguyên tắc trong quân sự thật sự rất hữu ích cho bạn khi áp dụng vào kinh doanh là Nguyên Tắc Bất Ngờ. Nguyên tắc này là “Làm những việc mọi người không ngờ đến!” Trong bán hàng và marketing, điều này có nghĩa là luôn tìm ra những cách mới để “tấn công vào sườn” đối thủ hay làm đối thủ của bạn hụt hẫng.
Từ Bỏ Lối Mòn
Đôi khi, làm ngược lại hoàn toàn những gì bạn từng làm có thể là một giải pháp hoàn hảo. Khuynh hướng tự nhiên của con người khi họ đang ở trong một hố sâu, họ sẽ đào sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, giải pháp là đi ra khỏi hố đó và đào một cái khác. Hãy nhớ, quy luật đầu tiên về những cái hố là “Khi bạn đang ở trong một cái hố, hãy ngừng đào thêm.”
Bao Vây và Theo Dõi
Nguyên tắc thứ hai trong quân sự mà bạn có thể áp dụng trong kinh doanh là Nguyên Tắc Khai Thác. Nguyên tắc này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Bao Vây và Theo Dõi, Trong kinh doanh, điều này có nghĩa là, một khi có cơ hội, hãy tận dụng nó để khai thác hết khả năng của bạn. Nếu bạn có một ý tưởng khuyến mãi độc đáo, hay một sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật, hãy bán tất cả những gì có thể. Bạn cần khai thác tốt đa ý tưởng của mình và tận dụng mọi cơ hội để tạo ra lợi nhuận.
Tinh Thần Hợp Tác
Nguyên tắc thứ ba trong quân sự áp dụng cho bản thân bạn và công ty là Nguyên Tắc Hợp Tác. Trong kinh doanh, nó thường gọi là “nguyên tắc bó đũa”. Trong quân sự, nó được gọi là “hành động phối hợp”. Trong kinh doanh, khả năng làm việc hiệu quả và hòa hợp với những người khác và các nhóm khác sẽ đem lại thành công hơn bất cứ yếu tố nào.
Chọn Mặt Gởi Vàng
Một phần quan trọng trong suy nghĩ chiến lược là xác định những cá nhân, nhóm và tổ chức nào bạn cần hợp tác để đạt được mục tiêu. Hãy lên danh sách và sau đó, sắp xếp theo mức độ quan trọng. Hãy tự hỏi: “làm thế nào để họ hợp tác với bạn?”
Trả lời cho câu hỏi kinh điển
Mọi người đều muốn biết “Việc này đem lại gì cho tôi?” Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn tìm cách để giúp nhân viên hiểu rằng chính công việc này là cách duy nhất để giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Từ bỏ lối mòn, bao vây và theo dõi, luôn tìm cách để khiến mọi người hợp tác với bạn, bạn sẽ đạt được nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn mà có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
Bài tập dành cho bạn
Hai bài tập sau đây sẽ giúp bạn áp dụng ngay những ý tưởng trên vào việc kinh doanh và công việc hàng ngày:
Đầu tiên, hãy xem lại công việc của mình, đặc biệt những công việc đã từng làm bạn nản lòng, và tự hỏi liệu có cách nào khác để giải quyết vấn đề đó không. Hãy làm những gì trước giờ bạn chưa từng làm. Có thể, bạn nên thử làm ngược lại những gì đang làm. Thành công trong kinh doanh đến từ việc bạn, bằng cách nào đó, đưa đối thủ vào những tình huống bất ngờ nhất.
Thứ hai, xác định những cá nhân, nhóm và tổ chức nào bạn đang cần họ để đạt mục tiêu của mình. Thường xuyên tìm cách để có được sự hỗ trợ và hợp tác từ phía họ bằng cách suy nghĩ xem những hợp tác đó đem lại cho họ những gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét