Từ trước đến nay, doanh nghiệp (DN) nhỏ được cho là nằm ở kèo dưới với "ba thiếu": thiếu tiền, thiếu người tài và thiếu kinh nghiệm. Liệu DN nhỏ có thể lật ngược thế cờ khi kinh tế đang biến động? Nhìn trên phương diện tích cực, biến động đem đến cơ hội hiếm có cho các DN nhỏ khi kinh nghiệm không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất.
Có câu nói, nếu không biết xét thời mà quyết đoán, tất sẽ bị người quyết đoán. DN đón nhận và xử lý thông tin như thế nào, tất sẽ chớp thời cơ hay tránh rủi ro như thế ấy. Càng hiểu rõ cách mỗi DN suy xét thời cuộc, càng có cơ sở để biết DN đó đang đứng trước cơ hội hay rủi ro nào, và cần điều chỉnh gì để có thể lật ngược thế cờ trước biến động để vươn lên trở thành "anh hùng thời loạn".
Nhóm 1
Thích nói hơn nghe: Giỏi chớp thời cơ nhưng không khéo tránh rủi ro
DN thuộc nhóm này không thích lắng nghe, mà chỉ thích nói. Người không e ngại bộc lộ quan điểm của mình thường là người tự tin, mạnh mẽ. Niềm tin mạnh mẽ vào bản thân giúp họ thấy biến mà không suy, hành động tỉnh táo, cứng rắn. Khi giữ được năng lực quan sát thị trường, minh mẫn trước nhiều thông tin tốt, xấu đến dồn dập, họ dễ nhận ra cơ hội hơn. Khi nói nhiều mà nghe ít, DN không thu thập đủ thông tin, đánh giá không hết rủi ro, dễ rơi vào nguy hiểm.
Nhóm 2
Thích nghe hơn nói: Khéo tránh nguy hiểm nhưng không giỏi chớp thời cơ
DN thuộc nhóm này không thích nói nhiều. Họ thích lắng nghe. Người biết lắng nghe thường là người thấu đáo, kiên trì. Khả năng kiên nhẫn lắng nghe giúp họ nhận biết vấn đề ở đâu, rủi ro ở chỗ nào để biết đường mà tránh. Họ chỉ hành động khi hiểu rõ vấn đề. Khi xảy ra biến động, không rõ đường đi nước bước, DN trở nên hoang mang, co cụm, dẫn đến cơ hội trước mắt nhưng không dám nắm bắt.
Nhóm 3
Thích toàn cảnh hơn chi tiết: Giỏi chớp thời cơ nhưng không khéo tránh rủi ro
DN thuộc nhóm này cảm thấy hoa mắt trước các tập tài liệu dày cộm, chi chít số liệu, phân tích. Họ thích nhìn tổng thể vấn đề hơn. Người thích nhìn toàn cảnh vấn đề thường là người phóng khoáng. Họ thích nhìn vào mặt tích cực của sự việc và điều này giúp họ giữ được sự lạc quan trước bất ổn của nền kinh tế. Khi lạc quan, họ dễ nắm bắt cơ hội hơn. Khi chỉ tập trung vào mặt tích cực, không đánh giá cẩn thận mặt tiêu cực, DN dễ bỏ sót rủi ro, rơi vào nguy hiểm.
Nhóm 4
Thích chi tiết hơn toàn cảnh: Khéo tránh nguy hiểm nhưng không giỏi chớp thời cơ
DN thuộc nhóm này không thích các thông tin chung chung, thiếu căn cứ. Họ có khả năng xử lý một số lượng lớn thông tin, số liệu chi tiết. Người thích chi tiết thường là người kỹ tính. Họ thích tìm tòi, đào sâu vấn đề để hiểu cặn kẽ, để biết rủi ro chỗ nào mà tránh. Khi phân tích quá cẩn thận, DN dễ bị sa lầy vào chi tiết, không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, bỏ lỡ cơ hội.
Có câu nói, nếu không biết xét thời mà quyết đoán, tất sẽ bị người quyết đoán. DN đón nhận và xử lý thông tin như thế nào, tất sẽ chớp thời cơ hay tránh rủi ro như thế ấy. Càng hiểu rõ cách mỗi DN suy xét thời cuộc, càng có cơ sở để biết DN đó đang đứng trước cơ hội hay rủi ro nào, và cần điều chỉnh gì để có thể lật ngược thế cờ trước biến động để vươn lên trở thành "anh hùng thời loạn".
Nhóm 1
Thích nói hơn nghe: Giỏi chớp thời cơ nhưng không khéo tránh rủi ro
DN thuộc nhóm này không thích lắng nghe, mà chỉ thích nói. Người không e ngại bộc lộ quan điểm của mình thường là người tự tin, mạnh mẽ. Niềm tin mạnh mẽ vào bản thân giúp họ thấy biến mà không suy, hành động tỉnh táo, cứng rắn. Khi giữ được năng lực quan sát thị trường, minh mẫn trước nhiều thông tin tốt, xấu đến dồn dập, họ dễ nhận ra cơ hội hơn. Khi nói nhiều mà nghe ít, DN không thu thập đủ thông tin, đánh giá không hết rủi ro, dễ rơi vào nguy hiểm.
Nhóm 2
Thích nghe hơn nói: Khéo tránh nguy hiểm nhưng không giỏi chớp thời cơ
DN thuộc nhóm này không thích nói nhiều. Họ thích lắng nghe. Người biết lắng nghe thường là người thấu đáo, kiên trì. Khả năng kiên nhẫn lắng nghe giúp họ nhận biết vấn đề ở đâu, rủi ro ở chỗ nào để biết đường mà tránh. Họ chỉ hành động khi hiểu rõ vấn đề. Khi xảy ra biến động, không rõ đường đi nước bước, DN trở nên hoang mang, co cụm, dẫn đến cơ hội trước mắt nhưng không dám nắm bắt.
Nhóm 3
Thích toàn cảnh hơn chi tiết: Giỏi chớp thời cơ nhưng không khéo tránh rủi ro
DN thuộc nhóm này cảm thấy hoa mắt trước các tập tài liệu dày cộm, chi chít số liệu, phân tích. Họ thích nhìn tổng thể vấn đề hơn. Người thích nhìn toàn cảnh vấn đề thường là người phóng khoáng. Họ thích nhìn vào mặt tích cực của sự việc và điều này giúp họ giữ được sự lạc quan trước bất ổn của nền kinh tế. Khi lạc quan, họ dễ nắm bắt cơ hội hơn. Khi chỉ tập trung vào mặt tích cực, không đánh giá cẩn thận mặt tiêu cực, DN dễ bỏ sót rủi ro, rơi vào nguy hiểm.
Nhóm 4
Thích chi tiết hơn toàn cảnh: Khéo tránh nguy hiểm nhưng không giỏi chớp thời cơ
DN thuộc nhóm này không thích các thông tin chung chung, thiếu căn cứ. Họ có khả năng xử lý một số lượng lớn thông tin, số liệu chi tiết. Người thích chi tiết thường là người kỹ tính. Họ thích tìm tòi, đào sâu vấn đề để hiểu cặn kẽ, để biết rủi ro chỗ nào mà tránh. Khi phân tích quá cẩn thận, DN dễ bị sa lầy vào chi tiết, không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, bỏ lỡ cơ hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét