Bạn có biết đến hiệu ứng “Sandbox” mà các trang web mới ra thường gặp phải trong danh sách kết quả của Google?
Hãy tưởng tượng như thế này: mỗi người thường được chăm sóc, chú ý trong những năm mới chào đời cho đến khi đi học. Nhưng kể từ đó, bạn sẽ được xếp chung vào cái “cộng đồng người” và để có được sự chú ý của những người xung quanh, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều… Đó cũng chính là hiệu ứng “sandbox” (”túi cát” - tượng trưng cho cái gọi là ”cộng đồng lớn”) của Google.
Hiệu ứng ”Sandbox” là hiện tượng các trang web mới ra đời nhanh chóng có được vị thứ khá cao trong vòng 3-4 tuần đầu đối với các từ khóa có liên quan (đặc biệt là nếu nó trùng với tiêu đề - “title” - của trang web) và sau đó nhanh chóng bị tuột xuống rất xa trong bảng xếp hạng. Trang web khi đó bị gọi là rơi vào “túi cát” của Google. Có vẻ như đây là một biện pháp phòng chống các trang “spam” của Google: Tất cả các trang web đều bị trải qua hiệu ứng này. Một khi đã nằm trong túi cát, cơ chế của Google sẽ phân biệt những trang nào mới, những trang nào cũ và để cải thiện vị trí xếp hạng khi đó sẽ tốn khá nhiều thời gian, nhưng một khi vị thứ đã được cải thiện thì nó thường sẽ khá ổn định - một hình thức thử thách về thời gian. (Để biết thêm về hiệu ứng “sandbox” này, đọc bài Taking Advantage of Google’s Sandbox Effect)
Chắc chắn bất kỳ ai có trang web riêng đều muốn trang của mình được biết đến nhiều, và để vậy thì một trong những yếu tố quan trọng là làm sao để trang web của mình được xếp hạng cao trong danh sách các kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng làm sao để đạt được kết quả đó? Google từ lâu vẫn giấu kín thuật toán xếp hạng trang web của mình và tất cả những gì mọi người biết là một điểm khá chung chung: nếu trang web của bạn càng được nhiều trang khác chỉ đến thì trang của bạn có lẽ sẽ được xếp hạng cao hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “spam” các liên kết để có được kết quả cao (ví dụ như gửi liên kết vào các phản hồi của các blog, các diễn đàn, tạo các file ảo chứa từ khóa trên máy chủ,…).
Để giải quyết tình trạng này, Google gần đây đã bổ sung rất nhiều những điều kiện đánh giá khác nhau - và lần này, những điều kiện này được nêu công khai (sau khi nộp đơn xin bằng sáng chế tại Mỹ đối với công nghệ xếp hạng mới của họ). Hãy tìm hiểu trước những yếu tố trong cơ chế đánh giá mới này để giúp cải thiện vị trí trang web của bạn trong tương lai…
Yếu tố 1: TUỔI ĐỜI
Trang web của bạn đã tồn tại được mấy năm? Giờ đây, yếu tố “tuổi đời” trang web cũng trở thành một nhân tố ảnh hưởng đến vị thứ, và tất nhiên, như bạn đã đoán, trang web (hoặc liên kết) tồn tại càng lâu thì sẽ càng có vị thứ cao hơn trong danh sách kết quả.
Yếu tố 2: LIÊN KẾT ĐẾN
Có lẽ mọi người đều đã biết đến yếu tố này. Nhưng giờ đây Google không đơn giản chỉ “đếm” mà còn theo dõi luôn các thuộc tính khác như những thay đổi của liên kết, khoảng thời gian kể từ khi trang web xuất hiện cho đến khi nó được liên kết đến từ các trang khác, thời gian tồn tại của nó, vân vân… Với cơ chế này, những website được liên kết đến từ rất nhiều các trang khác trong một khoảng thời gian ngắn kể từ khi nó ra đời sẽ có nguy cơ bị liệt vào dạng “spam” (và có thể bị loại ra khỏi danh sách tìm kiếm).
Yếu tố 3: PageRank
PageRank là chỉ số xếp hạng của một trang web theo cách nhìn của Google có giá trị thay đổi từ 0 đến 10 (0 là không quan trọng chút nào và 10 là rất, rất quan trọng). Bản thân PageRank đã là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi và rất được quan tâm bởi các “webmaster”. Nếu bạn muốn biết PageRank của trang web của bạn, hãy cài Google Toolbar, hoặc vào trang PrLookup.com).
Bất kể thế nào, giờ đây giá trị PageRank của trang web của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng và giờ đây, bạn không chỉ đơn giản là trao đổi liên kết với các trang web khác. Nội dung mô tả liên kết (là những từ gạch chân - tức là nội dung giữa hai cặp thẻ và ) sẽ đóng một vai trò nhất định. Hãy nhớ là ”giá trị thực” của các liên kết đến trang củ bạn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là số lượng.
Yếu tố 4: CTR (Click Through Rate - số lần ghé thăm)
Được liên kết đến không thôi chưa đủ. Số lần người ta nhấn vào một liên kết để đến trang web của bạn cũng sẽ được xem xét. Việc đếm này có thể được thực hiện qua cơ chế sử dụng bộ đệm của trình duyệt hoặc thông qua thanh Google Toolbar. Thậm chí, Google còn theo dõi cả lưu lượng lưu thông của trang web (chả biết làm sao nó theo dõi được :)).
YẾU TỐ THỨ … N
Những yếu tố khác bên cạnh những gì được liệt kê ở trên cũng nên chú ý, như: số lần được người xem thêm vào danh sách những địa chỉ ưa thích của trình duyệt (Bookmarks/Favourites), tần số cập nhật, mật độ sử dụng từ khóa trong website, địa chỉ liên hệ của webmaster và địa chỉ tơợ giúp các vấn đề kỹ thuật (phải ổn định, không bị thay đổi thường xuyên),…
Thú vị hơn nữa, Googe giờ đây cũng sẽ theo dõi luôn những hoạt động của những người ghé thăm trang web của bạn thông qua Google Search. Ví dụ như nếu người dùng đến thăm trang web của bạn thông qua liên kết từ Google Search, Google sẽ ghi nhận khoảng thời gian người đó thoát khỏi trang của bạn và quay ngược về danh sách tìm kiếm. Nếu thời gian họ ở lại trang web của bạn càng ngắn thì có nghĩa là trang của bạn không chứa thông tin thích hợp với từ khóa, và tất nhiên sẽ bị “tụt hạng” đối với từ khóa đó. Vậy nên, hãy luôn tìm cách giữ khách ở lại trang web của bạn càng lâu càng tốt.
Một chú ý khác là giờ đây, việc cập nhật và viết thêm nội dung mới cho trang web của bạn không nhất thiết sẽ cải thiện vị trí của nó. Thậm chí là ngược lại, trang của bạn có thể sẽ bị theo dõi. Lý do như Google giải thích trong đơn xin cấp bản quyền là
1) Việc có những thay đổi quan trọng của nội dung về một chủ đề nào đó trong một khoảng thời gian ngắn có thể là do trang web đã đổi chủ sở hữu và vì vậy các yếu tố liên quan khác lấy từ nội dung có thể là không đáng tin cậy.
2) Việc có những thay đổi bất ngờ trong danh sách những chủ đề mà một trang web cập đến, hoặc chủ đề ban đầu của một trang web bị bất ngờ bị biến mất cho thấy trang web đó có thể là một spam và Google sẽ giảm “điểm” của trang web đó nếu như những hành vi trên bị phát hiện.
LỜI CUỐI
Thật sự không biết có thuật toán hoặc công nghệ nào giúp Google theo dõi và đánh giá trang web như những gì họ đang xin được cấp bằng sáng chế , nhưng Google vốn nổi tiếng vì những điều thần kỳ họ làm mà chưa ai làm được.
Vậy bạn nên chuẩn bị gì? Ngoài việc chú ý một số đặc điểm trên, cách tốt nhất và lâu dài nhất là hãy phát triển nội dung của trang web của bạn, làm cho nó có một chút gì đó hữu ích đối với người xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét