Thứ Ba, 14 tháng 4, 2009

Uống sữa đúng cách

Ảnh minh họa

Thời điểm uống sữa tốt nhất trong ngày là vào bữa phụ hoặc sau bữa ăn. Đối với các loại kem tươi làm từ sữa, dùng vào cuối bữa ăn nhẹ sẽ cho cảm giác ngon miệng hơn.


Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh thức ăn và chế phẩm từ sữa luôn là nguồn dưỡng chất lý tưởng cho con người. Vì vậy, việc uống sữa thường xuyên sẽ giúp cơ thể đề phòng nhiều tật bệnh.

Thời điểm uống sữa tốt nhất trong ngày là vào bữa phụ hoặc sau bữa ăn. Đối với các loại kem tươi làm từ sữa, dùng vào cuối bữa ăn nhẹ sẽ cho cảm giác ngon miệng hơn.

Cung cấp một thể lực dồi dào

Sữa và các sản phẩm từ sữa luôn được các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng cho mọi lứa tuổi: trẻ nhỏ cần để phát triển chiều cao và trí thông minh, thanh niên cần sữa để tái tạo, phục hồi sức lao động sau những ngày làm việc mệt mỏi, còn người già cần sữa để bổ sung calci, chống lão hóa... Do vậy, các sản phẩm từ sữa luôn được xem như một nguồn thực phẩm với đúng nghĩa của chúng chứ không chỉ là thực phẩm bổ sung. Đó là lý do tại sao các sản phẩm từ sữa luôn phong phú và là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Công dụng của sữa

Sữa bảo vệ răng miệng: Ăn sữa chua thường xuyên là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng và chứng hôi miệng, vì trong sữa chua có chứa acid lactic. Loại acid này loại trừ mùi hôi và vệ sinh, diệt vi khuẩn ra khỏi khoang miệng và bề mặt lưỡi. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều calci giúp răng và xương chắc khỏe.

Phòng ngừa bệnh lý có liên quan đến tim mạch: Một số chất dinh dưỡng khác hiện hữu trong sữa như calci và magie còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, ngoại trừ sữa còn nguyên kem. Với đa số các loại chất béo, nếu bạn sử dụng một lượng lớn sữa nguyên kem (tức sữa béo) và phô mai, thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể xảy ra. Để đề phòng, bạn cần ưu tiên chọn loại sữa chứa ít chất béo.

Kháng ung thư: Do sữa có thể dung nạp được nhiều lactose, đồng thời trong thành phần của nó cũng chứa khá nhiều các hoạt chất có công dụng kháng ung thư nên việc uống sữa sẽ giúp ngừa một số bệnh về ung thư đường ruột. Đặc biệt, sữa có thể giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng đang có khuynh hướng gia tăng ở nữ giới.

Nếu trường hợp uống sữa tạo nên đờm hoặc nhớt ở thanh quản, bạn hãy chọn loại sữa không có chất béo. Thông thường, chỉ có loại sữa còn nguyên kem mới hay gây ra trường hợp này.

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Trẻ em luôn được khuyến khích uống sữa cũng như các chế phẩm từ sữa cùng với việc nuôi con bằng sữa mẹ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, căn bệnh đang có xu hướng nhắm sớm hơn vào trẻ em và trẻ vị thành niên.

Dùng sao cho đúng cách

Sữa là thực phẩm hoàn hảo, nhưng nó sẽ mất đi một nửa hàm lượng vitamin A nếu bị lọc bớt một nửa kem và sẽ mất toàn bộ khi gạn lọc hết phần kem. Vì vậy, không nhất thiết phải uống sữa tách bơ, kem nếu bạn không phải ăn kiêng do béo phì hay tiểu đường.

Ở một số người, việc uống sữa, đặc biệt là sữa giàu calci thường gây ra rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Lý do là trong sữa calci thiếu men lactoza để phân hủy đường lactoza trong dạ dày. Vì vậy, thay vì uống nhiều sữa calci một lúc, bạn nên uống dần dần từng ít một để cơ thể thích ứng từ từ và dạ dày sẽ có đủ thời gian để tiết ra men tiêu hóa đường lactoza. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung thêm các thực phẩm có calci và vitamin B hoặc có thể thay đổi loại sữa ít đường lactoza cho thích hợp hơn.

Có một số người lại phàn nàn khi con trẻ uống sữa bị dị ứng. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng thì tỷ lệ trẻ bị dị ứng do sữa không nhiều, có thể do các nguyên nhân khác ngoài sữa. Nếu do dị ứng sữa, cách tốt nhất là cho trẻ dừng uống và thay đổi loại sữa khác.

Thời điểm uống sữa tốt nhất trong ngày là vào bữa phụ hoặc sau bữa ăn. Đối với các loại kem tươi làm từ sữa, dùng vào cuối bữa ăn nhẹ sẽ cho cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, các món kem này không nên ăn thường xuyên, trong thành phần lại có chứa rất nhiều chất béo và đường thặng dư, nếu ăn nhiều mà không vận động chúng sẽ tích lũy trong các mô mỡ sinh béo phì và nguy cơ tiểu đường.

Theo SK & GĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét