Xét cho cùng hầu hết chúng ta chưa ý thức được bản quyền sản phẩm trí tuệ mà chúng ta đang sử dụng. Ai trong số các bạn dám chắc chắn mình đang xài hệ điều hành Windows có bản quyền? Có, nhưng con số không đáng kể. Ai lại bỏ ra hơn trăm đô-la để mua bản quyền (số tiền làm việc cả tháng, có khi mấy tháng) trong khi chỉ cần 7.000 đồng bạn đã có một CD-Rom cài đặt cho bao nhiêu máy tùy thích! Nói như vậy để thấy chúng ta chưa biết trân trọng giá trị sáng tạo của người khác, luật pháp chưa đủ mạnh để răn đe và trong chừng mực nào đó chúng ta không thể làm khác hơn.
Những hướng dẫn trên blog này ít nhiều đều có tham khảo trên blog nước ngoài. Vì vậy tôi chỉ là một dịch giả chuyển ngữ tiếng Việt không hơn không kém. Kiến thức mà bạn, tôi và chúng ta học đều đến từ nước ngoài. Đó là tri thức nhân loại, mỗi người có quyền sử dụng và phát triển lên một tầm cao mới. Khi đã viết trên blog với mục đích chia sẻ, tôi không đòi hỏi gì hơn được nhiều người biết và cũng chẳng cần đòi hỏi họ biết nó được lan truyền từ đâu, người giới thiệu nó là ai. Hãy tạm bằng lòng chấp nhận những cái được mà mình đã làm.
Bảo vệ bài viết bằng Copyscape
Trong trường hợp cần thiết phải cảnh báo, tôi xin giới thiệu một trang web cung cấp chức năng tìm kiếm bản sao bài viết từ website hay blog của bạn. Đó là Copyscape.
Chỉ cần gõ địa chỉ vào hộp tìm kiếm 10 kết quả sẽ được liệt kê. Muốn được tìm thấy nhiều kế quả hơn phải đăng ký thành viên và trả phí!
Ngoài ra bạn có thể sử dụng banner cảnh báo khi click vào dòng địa chỉ phía dưới hộp tìm kiếm.
Nếu máy tính có cài PhotoShop, bạn có thể sửa đổi ngôn ngữ, kích thước, màu sắc bằng cách tải về tệp tin .psd.
Thật ra công cụ này chỉ có tác dụng cảnh báo chứ không thể kiểm soát được việc sao chép, khi nào người dùng biết trân trọng sức lao động của người viết khi đó sao chép không còn là vấn nạn đau đầu.
Suy nghĩ của bạn về vấn đề này như thế nào? Hãy nhấn comments và chia sẻ vài dòng nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét