Thứ Hai, 6 tháng 4, 2009

5 Bước đọc sách nhanh hiệu quả

Với sự phát triển của Internet và các loại hình giải trí vui chơi, ngày nay, chúng ta ngày càng có nhiều điều kiện hơn để giải trí, khám phá cuộc sống. Việc sắp xếp dành thời gian cho học tập, đọc sách ngày càng trở nên khó khăn hơn trong khi đó đây là một việc làm cần thiết để đảm bảo tương lai của các bạn. Một ngày, chúng ta chỉ có 24 tiếng, làm thế nào cho chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn cho vui chơi, tận hưởng cuộc sống mà vẫn đảm bảo thu lươm hiệu quả, đầy đủ kiến thức cho sự nghiệp sau này ?

Để trả lời câu hỏi trên mình xin đưa ra cho mọi người một phương pháp đọc sách cực kỳ hiệu quả, nhanh chóng. Nó sẽ giúp cho mọi người thâu lượm dễ dàng và chọn lọc các kiến thức cần thiết.

Theo kinh nghiệm của bản thân và tổng hợp được từ nhiều quyển sách, SPEED READING bao gồm các bước sau : PREPARE, PREVIEW, PHOTO READ, INVIEW, RAPID READ (mấy cái từ này nó khó mà dịch sang tiếng Việt cho sát nghĩa nên mình cứ giữ nguyên, nếu bạn nào hơi kém tiếng Anh thì cũng không sao, cứ biết thế là được .

A) Bước 1: Chuẩn bị

· Điều đầu tiên cần làm ở trong bước này là thư giãn (vẫn lại là thư giãn :-), nguyên tắc quan trọng), và nhân đây tôi cũng xin giới thiệu một phương pháp thư giãn khác, gọi là phương pháp QUẢ QUÍT :-): Tưởng tượng tay phải bạn cầm một quả quít ( tưởng tượng đầy đủ cả màu sắc, mùi hương nhé – tất nhiên là mùi thơm chứ không phải mùi “gì đó” đâu :-)), tung hứng nó sang tay trái, rồi lại tay phải, tầm 3 lần… Rồi, nhắm mắt lại một cách thư thái, bạn thuận tay nào thì cầm quả quít ở tay đó, từ từ để nó lên đỉnh đầu (nếu thích thì bạn có thể vỗ cái quả quít đó vài cái ^^)… Tưởng tượng quả quít hơi trượt xuống phía sau đầu một chút, và như một phép lạ… nó dính chặt vào đầu bạn không rơi ra… hãy cứ nghĩ như thế… rồi từ từ mở mắt ra… (tất nhiên trong lúc đọc thì không phải lúc nào bạn cũng cần nghĩ quả quít đang ở trên đầu mình… hãy thoải mái thôi). Ấy tí nữa là quên, trước khi thư giãn thì bạn hãy đặt những thứ mình sẽ đọc lên trước mặt, nhưng đừng đọc vội, từ từ chúng ta sẽ đi tiếp K

· Tiếp theo bạn sẽ đặt mục trước khi đọc. Việc này sẽ làm cho bạn chủ động hơn và đồng thời cũng báo trước cho não bộ biết bạn chuẩn bị đọc gì… từ đó não sẽ nhạy hơn và phản xạ nhanh hơn. Đặt mục tiêu trước khi đọc sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn, giả sử nếu bạn đọc một quyển sách mà không thấy có lợi gì cho bản thân thì là bạn đang lãng phí thời gian của chính mình đó. Để đặt mục tiêu thì trước tiên hãy xem bìa sách (bao gồm bìa trước, bìa sau, bìa trong…) xem cuốn sách nói về cái gì, tác giả là ai, ngày xuất bản, tiêu đề… sau đó hãy đặt những câu hỏi đại loại như thế này trong đầu: quyển sách này sẽ cho mình biết điều gì, mình sẽ tiếp thu được bao nhiêu trong thời gian bao nhiêu, mình sẽ học được những kĩ năng mới gì… Đặt được mục tiêu rồi thì bạn hãy đặt thời gian để đạt được mục tiêu đó (đặt thời gian cũng là một khâu rất quan trọng trong việc đặt mục tiêu – thường thì mỗi lần đọc chỉ nên khoảng 30 phút, sau đó nghỉ 5 phút rồi lại tiếp tục – sau 90 phút thì nghỉ 15’). Cũng xin được nói thêm là không nên đặt mục tiêu quá cao, chỉ nên vừa tầm thôi, ngay từ lần đầu tiên đọc sách mà bạn muốn đi vào chi tiết đến mọi ngóc ngách là rất khó ( trừ khi bạn đã thành thạo SPEED READING rồi thì không nói :-)). Bạn có thể đọc quyển sách đó vài lần, lúc mới học thì không nên quá tham lam .Đức tính tham lam sẽ ngăn cản bạn tiến xa hơn, chưa kể nó sẽ làm bạn bị tràn ngập trong biển thông tin, có khi còn làm cho bạn bực mình và rối trí nữa ấy chứ – đây là điều mà tôi đã gặp phải trong quá trình tiến tới SPR K.

B) Bước 2: Duyệt nhanh

· Đây là khâu rất quan trọng (không thể thiếu), có thể ví quyển sách như một bức tranh lớn. Đầu tiên chúng ta sẽ nhìn tổng quát cả bức tranh, sau đó mới đi dần vào các phần nhỏ… Mục đích của bước này không phải là đi vào chi tiết của quyển sách, mà là để cảm nhận cấu trúc của nó. Từ đó chúng ta sẽ có thể chọn ra những “từ khóa” (là những từ thể hiện ý nghĩa của cả đoạn văn bản) để lập ra một bản Mind Map sơ bộ (nếu ai đã học về Mind Map thì chắc đã hiểu rõ qui tắc của phương pháp này, còn nếu ai chưa biết thì phần dưới của bài viết này sẽ đề cập đến nó).

· Khâu duyệt nhanh này chỉ nên trong vòng 5 phút cho một quyển sách, bạn sẽ lướt qua những mục này: Tiêu đề, mục lục, bảng ghi chú (nếu có – tiếng Anh gọi là Index), trang đầu và trang cuối của quyển sách (còn nếu sách thuộc loại phức tạp thì có thể xem cả đoạn đầu và đoạn cuối của từng chương hay từng phần của nó), hình ảnh, biểu đồ, những chỗ in đậm, in nghiêng, câu hỏi cuối chương (nhất là đối với sách giáo khoa), bảng tống kết hoặc điểm qua. Bạn sẽ rất ngạc nhiên về số lượng thông tin mà mình tiếp thu được qua bước này.

· Sau khi đã duyệt qua xong quyển sách, hãy lấy giấy và liệt kê ra tất cả những từ khóa mà bạn đã chọn ra ( nếu chưa quen Mind Map thì cứ viết từ trên xuống dưới cũng được), việc này sẽ giúp bạn nhớ được tới ít nhất 60% những điều bạn vừa đọc (một ngày nào đó tôi sẽ viết thêm về kĩ năng chọn từ khóa và nhớ chúng ngay lập tức – có thể lên tới 100 hay 1000 từ khóa – sách để tham khảo là SPEED MEMORY của TONY BUZAN)

· Cuối cùng chúng ta sẽ duyệt lại một lần nữa, để xem mình đã có đủ thông tin mình muốn biết chưa. Nếu chưa đủ chúng ta lại đặt mục tiêu đi xa hơn, còn nếu đủ rồi thì thôi (rất nhiều cuốn sách viết theo kiểu dài dòng, trong khi thông tin chỉ nằm vẻn vẹn ở đoạn đầu và đoạn cuối L). Bước thứ 2 này có thể ví như bạn đi vào cửa hàng tạp hóa, tất nhiên là bạn sẽ mua những thứ mình cần trước rồi sau đó mới quyết định có mua thêm gì không. Vì thế chỉ đọc những thứ cần thiết trước rồi mới quyết định có đọc tiếp hay không. Hãy cẩn thận đừng để rơi vào cái bẫy của lòng tham (không nghĩ ra được từ khác nên đành dùng từ này :-)), nên nhớ đây là duyệt nhanh chứ không phải xem chi tiết, vì thế đừng đi vào chi tiết ở bước này, phải đảm bảo thời gian cho bước này không được quá lâu, tối đa là 5-8 phút cho một quyển sách. Và tất nhiên không thể không nhắc lại một lần nữa yếu tố quyết định, đó là phải thư giãn một cách tối đa…

· Một số lưu ý: có thể đọc đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết phải PREVIEW thế nào cho nhanh, đừng vội vàng và hấp tấp, điều này sẽ được làm sáng tỏ ở bước dưới, nhớ đọc thật kĩ đấy nhé :-). À tí quên, bạn phải PREVIEW ở tốc độ 4s/trang hoặc 1s/trang (cái tốc độ này chỉ dành cho những ai đã thành thạo thui :-))

C) Bước 3: Đọc tốc độ cao

· Trước khi PHOTO READ bạn để ít phút thư giãn, để thông tin ở bước trước thấm vào trí não bạn. Hãy ngồi một cách thoải mái nhất và chuẩn bị lĩnh hội tuyệt chiêu :-) (nếu được thì tốt nhất các bạn nên tập mấy bài yoga hoặc khí công để tạo động lực cho trí não hoạt động – nghe cái này cứ như quảng cáo Enfa Grow ấy nhỉ :-))

· Bạn đã tăng được tốc độ đọc của mình lên gấp đôi? Và bây giờ thì với một cách đọc hoàn toàn mới chúng ta sẽ nhân đôi, nhân ba, nhân bốn… một lần nữa tốc độ đọc của bạn hiện thời. Bạn có tin rằng chúng ta có thể đọc nhiều dòng chữ cùng một lúc không? Tôi xin khẳng định với bạn là có (chưa kể có khi còn đọc được luôn cả trang sách cùng một lúc ấy chứ) nếu bạn đọc trang sách theo hàng dọc. Hãy tập bài tập này và bạn sẽ thấy rằng tôi nói đúng: tưởng tượng giữa trang sách có một đường thẳng kẻ từ trên xuống, bạn sẽ đưa mắt nhẹ nhàng nhìn theo đường thẳng này (như tôi đã nói ở trên rồi đấy, thả lỏng mắt ra, không nhìn mà nhìn, không đọc mà đọc ^^), lướt từ từ từ trên xuống, làm sao để cảm nhận được 4 góc giấy. Vì mắt bạn hoàn toàn thư giãn nên tầm nhìn của bạn sẽ được mở rộng hơn, chính vì thế bạn nhìn thấy được nhiều chữ hơn. Tuy nhiên chỉ nhìn như thế này thôi thì còn chưa đủ, bạn còn phải tắt được tiếng nói trong đầu nữa. Tôi sẽ giải thích rõ hơn về điều này: Khi bạn đọc thầm, trong đầu bạn sẽ phát ra một tiếng nói đánh vần từng chữ một ( điều này xảy ra là vì ở trường học bạn đã được dạy như thế), có thể bạn không để ý nhưng khi tiếng nói đó cất lên thì thanh quan ở cổ họng của bạn cũng hơi rung lên, như thể bạn đang chuẩn bị đọc thành tiếng vậy. Để tắt được cái tiếng này đối với những người mới học quả là khó khăn (cũng giống như lúc khai thông kinh mạch trong chuyện trưởng ấy nhỉ :-)) nhưng một khi đã tắt được rồi thì tốc độ đọc của bạn sẽ tăng đến mức đáng kinh ngạc. Để tắt được tiếng nói trong đầu, bạn hãy đọc nhẹ nhàng như tôi đã nói, đừng cố gắng đọc làm gì vì càng cố đọc bạn càng không đọc được nhiều, đồng thời trong lúc đọc bạn có thể đếm to ( tức là phát âm thành tiếng đấy) từ năm xuống một : năm…bốn… ba… hai… một… hoặc là a…e…i…o…u (đọc là ây, i, ai, âu, iu ^^) Cứ như thế lặp đi lặp lại. Việc đọc to này sẽ làm cho thanh quản của bạn không tự động phát âm tiếng nói trong đầu, hay nói cách khác là ta đang ức chế não bộ không cho nó tự động đánh vần… Một lần nữa, nhớ rằng phải hết sức thoải mái, không được gượng ép, đưa mắt từ trên xuống duới và cảm nhận được 4 góc giấy (hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng 4 góc giấy tạo thành chữ X, hãy nhìn vào giữa cái chữ X này). Bạn hãy áp dụng phương pháp này cho tất cả những bước đọc, bao gồm PREVIEW, PHOTO READ, INVIEW, RAPID READ…

· Ở bước thứ 3 này, bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào chi tiết của quyển sách. Tuy nhiên, đi vào chi tiết thì chỉ nên đi vào những chỗ nào thật cần thiết, nếu không cần thì đừng đọc. Mục tiêu của bước này là nhìn được tất cả mặt chữ (nhớ là không được bỏ sót bất kì thứ gì), đồng thời ghi ra giấy tất cả những thông tin cần thiết ( chính xác là Mind Map đó). Trong khi đọc, hãy không ngừng đặt câu hỏi và trả lời chúng, nếu có những câu hỏi bạn chưa trả lời được hãy tạm để đấy, đừng quá lo lắng về chúng, chúng ta sẽ xét đến chúng ở bước INVIEW.

· Thêm một số lưu ý, đó là cố gắng chỉ nên PHOTO READ 1-2 lần thôi (tất nhiên là trong trạng thái thoải mái rồi), tập dần bạn sẽ quen và sẽ vơ vét được hầu hết thông tin cần thiết :-). Sau khi đã hoàn tất việc đọc, bạn đã sẵn sàng để sang bước kế tiếp – INVIEW.

D) Bước 4: Liên kết và giải đáp thắc mắc

· Mục tiêu của bước này là tìm mối liên hệ giữa các phần của cuốn sách mà bạn đang đọc, từ đó tìm kiếm thêm những thông tin cần thiết để trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ trên kia.

· Đầu tiên hãy PREVIEW quyển sách lại một lần nữa. Bạn nhớ cái bản MIND MAP mà bạn đang làm chứ, giờ hãy liên kết các phần lại với nhau. Để cho rõ ràng hơn, tôi xin đưa ra một ví dụ: chẳng hạn bạn đang đọc một cuốn sách lịch sử chẳng hạn, chương 1 có tựa đề là “Tình hình Việt Nam sau chiến tranh TG thứ 1”, chương 2 có tựa đề là “Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam”, vậy mối liên kết giữa 2 chương này là gì? Câu trả lời thật đơn giản, ở chương 1 ta biết rằng VN bị tăng cường bóc lột, mà đã có bóc lột thì phải có đấu tranh, đó chính là lí do dẫn đến “Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc” ở chương 2, cũng không khó lắm phải không :-).

· Liên kết các phần được rồi thì bạn hãy tìm thêm những thông tin cần thiết để trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ ( nhất là trong sách giáo khoa, nhiều khi có những câu hỏi phải đọc sang những bài sau mới trả lời được), sau đó hãy hoàn thiện bản MIND MAP của bạn, cần thay đổi những gì hãy thay đổi (nếu thấy bản MIND MAP cũ xấu quá thì có thể vẽ lại một bản mới – càng dễ nhìn :-)). Vậy là chúng ta đã xong phần INVIEW, chỉ còn một bước cuối cùng nữa thôi, đó là RAPID READ (hay gọi là REVIEW cho ngắn gọn cũng được).

E) Bước 5 : RAPID READ

· Đây là bước cuối cùng, mục đích của bước này là ghim chặt mọi thứ bạn đã đọc vào trí não. Trước tiên hãy đọc lại quyển sách một lần nữa từ đầu đến cuối. Trong lúc đọc bạn có thể thay đổi tốc độ đọc; với những chỗ đọc rồi thì hãy lướt qua còn những chỗ chứa thông tin mới thì hãy đọc chậm lại (nhưng nên nhớ đã đọc là chỉ đọc 1 lần thôi, không quay lại đâu đấy). Nếu bạn vẫn còn có những chỗ chưa hiểu mà không đọc lại thì bạn sẽ không bao giờ hoàn tất việc đọc (hay nói cho hoa mĩ là nghiên cứu và tiếp nhận thông tin .

· Để có thể nhớ được những gì mình đã đọc, bạn cần phải xem lại bản MIND MAP (hoặc là bản ghi chép của bạn) theo thứ tự thời gian sau:

1 ngày sau khi đọc

1 tuần sau khi đọc

1 tháng sau khi đọc

6 tháng sau khi đọc

1 năm sau khi đọc

Khỏi cần xem lại nữa, nhớ roài :-)

F) Tổng kết

§ Phương pháp đọc nhanh : mắt lướt nhẹ nhàng dọc từ trên xuống (cảm nhận được 4 góc giấy). Tắt tiếng nói trong đầu bằng cách thả lỏng người, phát âm thành tiếng khi đọc (5,4,3,2,1 – a,e,i,o,u).

§ Các bước đọc: PREPARE, PREVIEW, PHOTO READ, INVIEW, RAPID READ (REVIEW).

§ Để tăng tốc độ đọc, bạn cũng nên tập tăng tốc độ lật trang ( rất quan trọng đấy)

§ Vậy là phần này đã kết thúc, chúc các bạn có thể thành thạo được kĩ năng này và vươn lên hàng top trong mọi lĩnh vực (top 10 hoặc top 3 là tốt nhất ^^, biết đâu đấy bạn lại thành NUMBER 1, lúc đấy thì đừng quên anh em đấy nhé .

( Sưu tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét