Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Cách làm windows Media Player hiển thị lời bài hát

Mình xin chia sẻ với mọi người 1 cách đưa lời bài hát vào file nhạc, cho nó hiển thị trên Windows Media Player. Nếu các bạn Search trên mạng cách làm hiển thị lời bài hát thì sẽ rất rườm rà, và tốn nhìu thời gian nữa! với lại làm như thế cái file nhạc đó sẽ nặng hơn!

Ở đây mình nói chỉ có files nhạc audio thôi nha! VD: mp3, wma…

Bước thứ nhất, bạn fải có lời bài hát và file nhạc đó (điều tất nhiên) Có thể Search trên www.Lyric.com hoặc trên Google search 1 tí là ra thôi!

Vào file nhạc, click chuột phải vào, chọn “Properties” nó sẽ hiện ra 1 cửa sổ giống như hình dưới, làm theo trong hình nha! Copy cái lyrics đó và đưa vào phần “Lyrics” trong files nhạc. (Chú ý: đưa vào văn bản không dấu nha, có dấu không được đâu, nó báo lỗi, đa số là vậy, một số người đưa được, nhưng tớ hông biết làm sao hết Cách làm windows Media Player hiển thị lời bài hát)

Sau đó bạn mở Windows Media Player lên (ở đây mình xài bản 11) những bản khác cũng tương tự, nhưng không biết bản 9 có được không nữa! mà nếu bạn xài bản 9 thì up nó lên bản 10 hoặc 11 đi nha. Tiếp theo bạn làm theo trong hình sau:

Cách làm windows Media Player hiển thị lời bài hát

Như thế là xong, khá là đơn giản phải không nào? nhưng có thể một số người vẫn chưa biết cái này đâu. Vì mình đã từng Search trên Google, không có ai chỉ cách này cả! chỉ toàn đưa vào bằng nhiều thao tác rất chi là phức tạp! Mọi người nếu thành công sẽ thấy như hình dưới đây!

Cách làm windows Media Player hiển thị lời bài hát

Chúc mọi người thành công! nếu có lấy bài này đi đâu thì nhớ tôn trọng mình tí! để lại nguồn là được rồi nha! Cách làm windows Media Player hiển thị lời bài hát

Theo blogthuthuat.com

Lyric Plugin tìm lời bài hát cho WMP và WinAMP

Plug-in hiển thị Lyrics (lời bài hát) cho WinAMP và Windows Media Player Giải pháp cho những ai sợ karaoke ^^
Nếu trước giờ bạn cứ hay lo chuyện này chuyện nọ, tất bật all the time
Nếu mỗi khi bạn bè réo gọi ” nào cùng karaoke”

Và bạn nghĩ ngay rằng “sao chúng nó cứ chạm vào nỗi đau của mình nhỉ” vì “trước giờ mình nào có time cho mấy việc hát hò”

Và rằng bạn lo sợ cứ mải nhìn lời trên màn hình mà ko nhập tâm, không thể hiện cảm xúc được, để lại 1 buổi chẳng vui gì
Nhưng vẫn mún 1 ngày nào đó, m tạo được breakthrough, với quỹ time vẫn ngày càng hạn hẹp vì bao bận rộn
Thì đây, Lyrics plug-in, 1 gợi mở tốt cho bạn.
Vì sao? Add-in này giúp bạn có nhanh lời bài hát, rút ngắn time kiếm tìm hiệu quả, giúp bạn dành quỹ time ít ỏi vàng ngọc của m để khẽ hát, chứ không phải ngược xuôi chỉ vì :Lyric ơi, mi ở phương nào”
Lyric Plugin v3.0 Plug-in tìm lời bài hát cho WMp và WinP
Và đây là hướng dẫn cụ thể để có thể hiện Lyric bài hát trong WMP 11 (Window Media player 11)

Với điều kiện là máy bạn phải kết nối Internet nhé.
Sau khi cài phần mềm này, bạn mở WMP ra nha.

Vào Now Playing -> Plug – ins -> Lyrics Plug in

Lúc này phần mềm add-in Lyricspugin03 mà bạn mới cài vào sẽ tự động tìm kiếm Lyrics thông qua Google.

Lyric Plugin v3.0 Plug-in tìm lời bài hát cho WMp và WinP

Link download: (vào trang chủ của nó down cho tiện, có 2 phần: 1 dành cho Winnap, 1 dành cho Window Melia Player (WMP 11 chơi đc tuốt)

http://www.lyricsplugin.com/

Các bạn hãy xem hình để hiểu cách sử dụng nhé)
Lyric Plugin v3.0 Plug-in tìm lời bài hát cho WMp và WinP
Để nhập lời bài hát, bạn nhấp vào chữ Edit
Lyric Plugin v3.0 Plug-in tìm lời bài hát cho WMp và WinP
Bạn cũng có thể thay đổi font, size và màu sắc cho lời bài hát
Lyric Plugin v3.0 Plug-in tìm lời bài hát cho WMp và WinP
Ngoài ra, bạn có thể tìm lời bài hát nhờ chức năng Search của Google

Sưu tầm nhiều nguồn

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009

Kinh nghiệm giúp học tiếng anh hiệu quả P2

Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy


Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh


Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới


Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn

Kinh nghiệm học tiếng Anh qua internet

"Hãy học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học trong một thời gian quá lâu", cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên online của mạng globaledu.com.vn, một địa chỉ đào tạo tiếng Anh trên mạng quen thuộc ở VN, nói.

Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lý, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.

Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh...

Gọi cho Call center (trung tâm hỗ trợ học viên) của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn.

Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế

Theo cô Nguyễn Thị Thúy, để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý học theo hướng dẫn của các hệ thống và chương trình đã được xây dựng vì chúng rất khoa học. Ví dụ như khi học trên tranghocngoaingu.com, bạn nên chịu khó theo sát những hướng dẫn luyện ngữ âm, mẫu câu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kỹ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.

Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học

Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô Vũ Bích Thanh, giáo viên online của trang đào tạo tiếng Anh trung học trên internet tổng kết như sau: Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này.

Kinh nghiệm học tốt tiếng Anh chuyên ngành

Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn.

Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học.

Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.

“Thủ thuật” loại bỏ thời gian chờ đợi

Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập.

Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi.

Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hy vọng bài viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích hình thức học tập mang tính thời đại này.

( Nguồn: Global Education Vietnam )

3 Kinh nghiệm học Tiếng Anh hiệu quả

Kinh nghiệm học tiếng anh hiệu quả!

Học ngoại ngữ nói chung và riêng về tiếng Anh, trước hết chúng ta nên hiểu điều này:

1. Ngôn ngữ là lời nói chớ không phải là chữ viết

Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.

- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.

2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:

- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.

* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:

Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:

a/ Băng nghe - phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo

(1.) Băng nghe:

- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.

- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.

Bước đâu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.

(2.) Phim ảnh:

Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.

(3.) Sách tham khảo:

Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.

Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.

- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.

Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.

b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.

Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.

c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?

Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.

Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động.

Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ.

7 Lời khuyên ngắn gọn giúp học tiếng Anh hiệu quả

1. Phải đặt ra cho mình một mục tiêu. Học để làm gì? Học giỏi đến cỡ nào là vừa (dịch, nói chuyện hay dành cho học thuật) ?

2. Cố gắng học đều đặn, ngày nào cũng học dù đó là ngày lễ hay nghỉ hè. Học mỗi ngày một ít, thực tập những điều đã biết và học thêm những điều mới.

3. Khi đạt được một tiến bộ mới cũng nên tưởng thưởng cho mình.

4. Tìm một người đã rất thành công trong việc học ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm.

5. Đừng e ngại. Phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để học tập tiếng Anh.

6. Cố gắng đọc dù đọc một cuốn sách dành cho trẻ con hay một đoạn trong bài báo.

7. Đừng bao giờ chán nản. Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới thành công. Cố gắng tạo niềm vui trong học tập.

Mẹo học tiếng anh qua phim ảnh

Ta có vô số phim tiếng Anh của Hollywood. Nếu bạn biết tiếng Anh và thích xem phim thì xem phim bằng tiếng Anh là một việc làm sáng suốt. Bạn vừa có thể giải trí, lại vừa học được rất nhiều.

Tại sao nên xem phim tiếng Anh

Nếu bạn thực sự quan tâm đến điện ảnh, bạn thấy ngay là xem phim gốc hay hơn phim lồng tiếng rất nhiều. Trong phim gốc giọng của diễn viên là giọng thật. Mọi thứ đúng theo ý‎ đồ của đạo diễn.

Học tiếng Anh bằng cách xem phim tiếng Anh là cách học tiếp thu trực tiếp. Bạn sẽ thu thập được rất nhiều câu nói chuẩn. Sau đó bắt chước và biến chúng thành của mình. Chẳng phải mục đích học tiếng Anh là để có thể tự diễn đạt đấy sao? Đó là lí do tại sao xem phim (cũng như đọc sách) là cách học tiếng Anh rất tốt.

Tất nhiên, có sự khác biệt rõ nét giữa phim và sách. Đọc sách, bạn có thể học cách người bản xứ viết. Xem phim, bạn học cách người bản xứ nói.

· Bạn học được nhiều từ: khi nói, người bản xứ không dùng các từ như trong khi viết. Ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết. Ví dụ:

o Ngôn ngữ viết: The price of five dollars was acceptable, and I decided to purchase it. (Giá 5 đô-la là hợp lí, tôi quyết định mua).

o Ngôn ngữ nói: It was, like, five bucks, so I was like "okay".

Trong nhiều bộ phim, các đoạn hội thoại giống với tiếng Anh hàng ngày. Qua phim, ta cũng có thể học được các từ dân dã và tiếng lóng chưa có trong từ điển tiếng Anh. Ví dụ, bạn có thể bắt gặp trong một bộ phim nào đó "Give me the freaking keys!" (Đưa tôi cái chìa khóa nào!) nhưng bạn không thể tìm được từ "freaking" (mang nghĩa nhấn mạnh) trong từ điển.

· Bạn học được cách phát âm các từ: Phim giúp bạn tập phát âm, bên cạnh việc cung cấp ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn nghe nhiều người Mỹ hoặc người Anh nói, bạn sẽ có thể nói giống như họ.

· Bạn hiểu được ngôn ngữ nói: Phim được sản xuất cho người bản xứ chứ không phải cho người học tiếng Anh, vì vậy, diễn viên nói nhanh, như người bản xứ nói chuyện hàng ngày.

· Bạn cảm thấy yêu thích tiếng Anh: Khi nghe các diễn viên đối thoại, bạn hiểu được phần lớn những lời thoại đó, bạn thấy giọng tiếng Anh của họ thật duyên dáng và bạn sẽ thấy muốn nói được như họ. Ít nhất bạn cũng cảm thấy yêu và thích thú với ngôn ngữ đang học hơn rất nhiều.

Khó khăn khi xem phim tiếng Anh

Để xem được phim tiếng Anh bạn phải có một lượng từ tương đối lớn. Khác với khi đọc sách, bạn có thể tra từ điển thì khi xem phim, đối thoại diễn ra rất nhanh và nhiều khi không rõ. Nhưng bạn nên biết rằng, đôi khi ngay cả người bản xứ cũng không hiểu được một số đoạn đối thoại trong phim.

Khi xem phim không hiểu thì làm thế nào?

Nếu bạn không hiểu chỗ nào đó trong bộ phim hãy dừng lại và xem hình thật kỹ bởi hình ảnh trong phim là những gợi ý rất quan trọng trong quá trình hiểu ngôn ngữ nói của bạn.

Hầu hết các đĩa phim đều có phụ đề. Bạn sẽ không phải lo về những đoạn đối thoại nhanh và khó nghe – lời thoại đã được viết trên màn hình, và khi đó bạn có thể tra từ điển vì đã biết cách viết của từ đó.

Vấn đề là xem phim có phụ đề thì bạn sẽ lười – bạn sẽ không chịu nghe mà chỉ đọc phụ đề. Như thế bạn sẽ không luyện nghe được. Vì vậy, nên cố gắng xem phim không có phụ đề. Chỉ bật phụ đề lên khi quá khó, nghe đi nghe lại vẫn không hiểu.

Phần giới thiệu phim

Đây là điều quan trọng nhất: trước hết, bạn nên đọc giới thiệu về bộ phim rồi mới xem phim. Như vậy, khi xem phim bạn đã biết những từ cần thiết. Đây là cách tốt nhất để xem phim, vì:

Bạn sẽ rất thích thú khi hiểu được bản gốc của bộ phim. Bạn sẽ thấy rất hứng thú khi học một từ, và hiểu biết về từ đó giúp bạn thưởng thức bộ phim. Một khi đã cảm thấy thích thì bạn sẽ lại muốn học thêm nữa.
Bạn không cần phải dừng khi đang xem (hoặc dừng ít hơn) vì đã biết sơ qua về nội dung phim. Phần giới thiệu không giải thích được tất cả những câu khó trong phim nhưng giúp bạn hiểu hơn.
Một vài gợi ‎ý

Để học có hiệu quả hơn khi xem phim bạn nên làm như khi bạn đọc sách:

Chú ý‎ những gì bổ ích: từ/ cụm từ mới, ngữ pháp, cấu trúc…
Dùng từ điển để tra nghĩa: bạn có thể dừng phim để tra các từ lạ hoặc viết lại các câu rồi tra sau. Nhưng phải tra từ điển để hiểu nghĩa
Ghi những gì bổ ích vào sổ/ phần mềm ghi nhớ: nếu phim có phần giới thiệu bạn có thể lưu các câu trong phần giới thiệu lại trước khi xem phim, sau đó lưu thêm các từ bạn không hiểu khi xem phim để tìm hiểu thêm.
Chúc các bạn học được nhiều điều khi thưởng thức những bộ phim ưa thích bằng tiếng Anh!

Hồng Nhung – Giảng viên Global Education

7 Mẹo học tiếng Anh hiệu quả

Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh.
Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ.
Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt

Tạo hứng thú để học Tiếng Anh

Bạn đã học tiếng Anh khá lâu và đã đạt được một trình độ nhất định nhưng trong suốt một khoảng thời gian dài qua, bạn thấy mình không tiến bộ được gì nhiều. Bạn bắt đầu thấy nản lòng hay lo lắng vì điều đó? Sau đây sẽ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn lấy lại cảm hứng cho việc học tiếng Anh của mình.

1. Tự hỏi bản thân xem mình muốn học gì trong tuần này?

Bạn hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi hàng ngày, hàng tuần. Hãy cân nhắc xem lúc này bạn cần và muốn học gì nhất? Tập trung vào một bài đang học trên lớp hay một bài tập ngữ pháp cụ thể sẽ rất dễ dàng phải không nào? Nếu mỗi tuần bạn lại dành chút thời gian để suy nghĩ và thiết lập mục tiêu nho nhỏ cho mình, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng tuần và chính sự tiến bộ đó lại là động lực giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì chính cảm giác thành công này còn thôi thúc bạn học tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Nhưng hãy lưu ý đặt những mục tiêu thật đơn giản và thiết thực để bạn có thể thực hiện được mà không cảm thấy quá sức nhé!


2. Xem xét lại tất cả những thông tin quan trọng đã học trong ngày trước khi đi ngủ

Một nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta xử lý các thông tin mới ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Trước khi đi ngủ hãy xem qua một vài bài tập ngữ pháp hay bài tập đọc, bạn chỉ cần liếc qua rất nhanh những gì mà bạn vừa mới học và bộ não sẽ xử lí những thông tin này khi bạn ngủ. Cách này vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.


3. Luyện nói tiếng Anh trước gương hay đọc to các bài khoá tiếng Anh

Hãy nói lên những gì bạn nghĩ ở trong đầu.Vì cũng như khi chơi tennis, việc bạn biết tất cả những kĩ năng cơ bản của việc chơi không có nghĩa là bạn là một tay chơi tennis cừ. Tiếng Anh cũng vậy, biết tất cả các cấu trúc ngữ pháp và nhiều từ vựng cũng không có nghĩa là bạn có thể nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành nói một cách thường xuyên. Luyện nói trước gương, đọc to những bài khoá sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, có kiến thức nhiều hơn và ghi nhớ các cách diễn đạt một cách tự nhiên.


4. Luyện nghe tiếng Anh 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ năm đến mười phút

Việc học nghe tiếng Anh cũng giống như việc đi bộ. Nếu bạn đi vài cây số chỉ trong một ngày và sau đó lại chẳng hề đi lấy một bước trong cả tháng thì việc đi bộ chẳng những không giúp bạn có được một thân hình cân đối mà còn khiến bạn đau chân thêm. Kỹ năng nghe cũng vậy. Nếu bạn quyết định học nghe thật chăm chỉ trong vòng vài giờ và sau đó bạn không hề làm thêm bất kì bài luyện nghe nào thì kỹ năng nghe của bạn không thể tiến bộ được. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ nghe trong vài phút nhưng thường xuyên (mỗi ngày nghe năm đến mười phút) thì chẳng bao lâu bạn sẽ rèn luyện được thói quen nghe tiếng Anh và chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rất nhiều.


5. Tìm cách thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tế

Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. Bạn cần sử dụng tiếng Anh trong những tình huống thực tế. Học tiếng Anh trên lớp rất quan trọng nhưng thực tế làm sao để sử dụng tiếng Anh trôi chảy còn quan trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tạo cho mình những tình huống bằng cách sử dụng Internet để nghe tin, nói chuyện với người nước ngoài, viết ý kiến của mình lên các forum, trao đổi thư điện tử bằng tiếng Anh với những người bạn, v.v. Đây là cách mà bạn có thể luyện được khả năng sử dụng tiếng Anh chủ động và thực tế.


Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn hào hứng trở lại với việc học tiếng Anh. Bạn cũng có thể áp dụng những mẹo này thành một phương pháp học mới xem sao. Chúc bạn học tập hiệu quả!

4+1 Vấn đề cơ bản để học tốt tiếng anh

Nếu bạn thấy mình đang thua cuộc chiến để khá tiếng Anh hơn mặc dù đã áp dụng nhiều cách thức để học tiếng Anh và đã đổ nhiều tâm sức vô việc ấy, hãy thử một phương pháp học ngoại ngữ mà tôi đã có kinh nghiệm áp dụng rất thành công. Phuơng pháp nầy đặc biệt dành cho những người đang sống trong quốc gia nói ngoại ngữ ấy. Nên ở đây tôi giả sử bạn đang sống ở Úc và muốn học cho giỏi tiếng Anh để lợi cho chính mình và để giúp con cháu. Đó là chưa nói việc ấy có thể giúp bạn thưởng thức văn hóa Úc đúng cách hơn.

Lý do dở tiếng Anh Đa số chúng ta là người vượt biên nên nhu cầu tiên quyết khi mới định cư là sinh tồn, tức là ổn định nhà cửa, việc làm. Do đó nhiều khi việc học tiếng Anh cho đến nơi đến chốn coi như không quan trọng, miễn là đủ chút vốn liếng tiếng Anh để đi làm là tạm xong. Có người đến thẳng xứ Úc theo diện đoàn tụ nhưng thấy rất khó học tiếng Anh trong thời gian chờ đợi ở Việt Nam. Dù thế nào, nhiều khi sinh hoạt với người Úc cảm thấy mình bị thiệt thòi nếu nói, nghe, viết hay đọc chữ Anh còn kém quá. Do đó ta thử cố gắng khắc phục cả bốn phương diện nầy.
Tập đọc
Muốn đọc giỏi bạn cần biết văn phạm Anh văn (tức là biết cách ráp câu), biết nhiều ngữ vựng và thực hành đọc sách báo. Bạn hãy làm như sau. Mỗi ngày mua một tờ báo tiếng Việt và một tờ báo tiếng Anh loại dễ đọc, thí dụ như báo Daily Telegraph được viết cho người bình dân, trong khi báo The Australian được viết cho người có trình độ cao hơn. Hãy đọc tờ báo tiếng Việt để biết rõ tình hình thời sự. Sau đó đọc tờ báo tiếng Anh. Lúc đầu chỉ cần đọc các tít lớn vì bạn chưa có đủ khả năng và thì giờ để đọc hết cả các tin tức chữ lí tí. Dầu vậy, bạn có thể đoán được ít nhiều các tin tức tiếng Anh. Nếu có chữ nào không biết thì tra tự điển và viết riêng vào một quyễn sỗ tay để dễ ôn lại.
Để giỏi văn phạm tiếng Anh bạn có thể tự học từ các sách Văn phạm tiếng Anh soạn bởi tác giả Việt Nam, như của Lê bá Kông chẳng hạn. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để đọc báo. Khi khá hơn bạn có thể bắt đầu đọc phần chữ nhỏ chi tiết của các bản tin tức.
Tập viết
Tập viết là dễ nhất. Bạn có thể học từ một sách đàm thoại song ngữ. Cố gắng học thuộc lòng các câu tiếng Anh tương phản với các câu tiếng Việt. Kế đó, che câu tiếng Việt rồi cố gắng dịch ra tiếng Anh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi không còn lỗi nào. Nói chung khi thấy câu tiếng Anh nào hay trong sách hay trên báo chí, hãy học thuộc lòng rồi tự trả bài bằng cách viết lại nguyên câu ấy.
Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để tập viết, sau vài tháng, bạn sẽ có thể viết được hầu hết các câu đàm thoại căn bản và tường thuật ngắn một số tin tức.
Tập nghe
Bạn tập nghe bằng cách lắng nghe tin tức trên radio mỗi giờ, như đúng 9, 10, 11 giờ sáng. Hãy mua một radio có cassette để thâu băng tin tức trong lúc nghe bản tin tức lần đầu. Sau đó hát đi hát lại bản tin vài lần để xem bạn có hiểu thêm chút nào không. Nhờ đã đọc tin tức từ báo chí rồi bạn sẽ đoán được ít nhiều bản tin nghe trên radio. Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng. Bạn có thể mua một sách dạy phát âm theo giọng Oxford nếu tiện. Sách nầy sẽ giúp bạn đoán ra cách phát âm một chữ Anh. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng lắm. Bạn có thể để cuốn băng cassette ngừng ở chỗ có một chữ mà bạn nghe không hiểu để nhờ một người khác nghe dùm. Khi nghe đuợc chữ đó rồi bạn sẽ học được ít nhất là cách phát âm của một chữ mới. Để phụ thêm việc nghe tin tức từ radio dĩ nhiên bạn có thể xem tin tức trên TV mỗi tối.
Mỗi lần nghe tin tức trên radio bạn chỉ cần dành ra 5 phút mà thôi.
Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người Úc là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Trong lúc phân vân ấy, bạn không thể tập trung tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì bạn đã học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại gặp khó khăn gì khi đặt một câu tiếng Anh để trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng hoàn toàn để lắng nghe người ta nói.
Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba chữ với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân tách ra từng chữ một. Chỉ cần biết hể người ta phát âm như thế là có nghĩa gì.
Tập nói
Ta nói dở là vì viết dở, phát âm không đúng và nhát nói. Nay đã viết khá rồi, chỉ cần học phát âm đúng và đừng nhúc nhát thực hành việc nói.
Trong khi lắng nghe tin tức trên radio hay TV bạn hãy nói theo phát ngôn viên mặc dầu nhiều khi không hiểu mình nói gì. Đó là cách làm cho lưỡi bạn dẽo. Bạn sẽ ngạc nhiên và khám phá rằng cách phát âm của nhiều chữ Anh không có tiếng đương đương trong tiếng Việt. Thật vậy, vì ta học ngoại ngữ khi đã trưởng thành nên thường có khuynh hướng dùng một tiếng Việt phát âm tương tự để dùng cho tiếng Anh. Đều đó không nên. Cứ học phát âm như con vẹt, tức là ta như con nít Úc, nghe người Úc phát âm làm sao mình cứ lập lại y như vậy.
Trở lại sách đàm thoại song ngữ, bạn có thể nhờ một người bạn Úc, hay một đứa nhỏ Việt Nam lớn lên ở Úc, ghi âm lại một số câu chữ Anh để bạn thực tập. Sau đó, che câu tiếng Việt và thực tập nói câu tiếng Anh một cách tự nhiên. Chẳng bao lâu bạn sẽ tự tin là mình có thể nói lưu loát một số câu tiếng Anh thường dùng hằng ngày. Khi bạn phát âm đúng và nói giỏi, tự động khả năng nghe của bạn sẽ tăng tiến hơn. Nếu bạn vẫn còn nhúc nhát thì hãy thực tập đàm thoại với mấy đứa con nít Úc. Sau đó cứ mạnh dạn nói chuyện với người lớn Úc. Bạn có biết không, trên 50% người Úc bạn thấy ngoài đường đã ra đời ở ngoài nước Úc. Sau nầy bạn sẽ ngạc nhiên rắng có nhiều người Úc nói tiếng Anh tưng bừng nhưng câu nói trật chữ Anh và cách phát âm không đúng, nhưng họ cứ nói tự nhiên chớ không mắc cở như bạn.
Teletext
Nếu mà TV có Teletext, thi một số films và tin tức có phụ đề (subtitle) ở dưới màn ảnh TV. Lời nói của diễn viên sẽ được in lại gần như từng chữ một. Do đó chúng ta có thể kiểm lại những gì chúng ta nghe có đúng hay không, và học cách phát âm nữa. Những người đọc tin tức thì có phát âm rất là rõ ràng, chúng ta sẽ học dễ dàng hơn, chính xác hơn với phụ đề.
Vậy là chúng ta có được một số vốn liếng về tin tức, tin chó cán xe. Chuyện làm kế tiếp của chúng ta là nói chuyện với những người quen biết, những người làm chung về những đề tài này.
Ngữ vựng, tiếng lóng, cách dùng chữ được lập đi lập lại nhiều lần như vậy lại, giúp chúng ta nhớ nằm lòng và nói trơn tru.
Tin tức ban đêm của đài ABC, đài số 7 đều có subtitle. TV films có subtitle thì sẽ có chữ S ở góc trên phía bên trái của màn ảnh.
Hãy ghi nhớ rằng bí quyết của thành công trong việc học tiếng Anh là thực hành. Chúc bạn thành công.
Chúc mọi người thành công applauseapplauseapplauseapplauseapplauseapplause
Theo fit.hnue.edu.vn

Cách học tiếng Anh hiệu quả

Muốn học giỏi một ngôn ngữ nào đó thì bạn cần phải học tất cả các kỹ năng như: Nghe, Nói, Đọc, Viết và nắm được các khía cạnh cần thiết như từ vựng, ngữ pháp, phát âm…, và tiếng Anh cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn thực sự muốn học tốt tiếng Anh, tất nhiên bạn có thể làm được, quan trọng là học tập nghiêm túc và nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Những bí quyết sau có thể giúp bạn học tiếng Anh dễ dàng hơn.
Đọc

Để có thể sử dụng tiếng Anh tốt, bạn phải nắm chắc kỹ năng đọc. Hãy luôn mang theo một cuốn từ điển bên mình để bạn có thể tra cứu từ mới. Sau đó hãy viết những từ đó ra một cuốn sổ tay và sử dụng trong các cuộc hội thoại. Khi sử dụng thường xuyên, bạn sẽ thấy việc học từ vựng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Sách, báo, tạp chí là những công cụ hữu ích giúp bạn học tốt tiếng Anh. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể đọc những cuốn sách dành cho trẻ em, bởi từ vựng khá đơn giản nên bạn có thể hiểu và áp dụng dễ dàng, đồng thời chúng giúp bạn có thể nói tiếng Anh nhanh hơn. Nếu tiếng Anh của bạn đang ở trình độ nâng cao, bạn có thể thử đọc tạp chí hoặc báo in. Tiếng Anh trong nguồn này thường khó hơn, với đa dạng các chủ đề và mang tính thử thách hơn.
Khi mới bắt đầu đọc, đừng cố gắng hiểu tất cả các từ vựng bạn gặp. Thay vào đó, bạn chỉ nên cố gắng nắm ý tổng quát của bài đọc, những từ vựng khác trong câu sẽ giúp bạn hiểu được điều đó. Nếu lần đầu không hiểu thì bạn có thể đọc lại lần nữa và tra cứu nghĩa trong từ điển
Viết

Viết là kỹ năng quan trọng giúp bạn học tốt tiếng Anh. Khi viết, bạn có thể luyện tiếng cũng hiệu quả như khi đọc, bởi bằng hoạt động viết bạn sẽ càng hiểu được ngôn ngữ hơn. Để luyện tập tốt nhất, hãy viết tiếng Anh hàng ngày như viết thư cho bạn bè hoặc chỉ là những lời nhắn đơn giản. Bạn có thể viết nhật ký bằng tiếng Anh về những việc xảy ra trong ngày. Bắt đâu bằng những câu đơn giản sau đó có thể viết câu dài hơn và phức tạp hơn khi tiếng Anh của bạn khá hơn.
Nói

Một trong những cách tốt nhất để học tiếng Anh hiệu quả là nói. Nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, cho dù lúc ban đầu bạn có thể cảm thấy ngượng ngịu. Ban đầu, bạn hãy nghe những đoạn hội thoại mẫu trong các tình huống hàng ngày sau đó tiến hành luyện tập, nhắc lại. khi luyện tập, tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện
Nếu môi trường xung quanh bạn đều dùng tiếng Anh thì bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiếng Anh. Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu học cách nghĩ bằng tiếng Anh, và dần dần cải thiện kỹ năng nói và các kỹ năng ngôn ngữ khác. Nếu không, hãy tự tạo ra môi trường nói tiếng Anh cho mình bằng cách thực hành nói với bạn cùng phòng, đồng nghiệp ở cơ quan, hoặc tham gia một lớp học tiếng Anh giao tiếp …
Nghe

Nghe hiểu tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng và khó nắm vững. Để hiểu được, bạn cần học nghe hội thoại tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Bạn có thể nghe các chương trình tiếng Anh trên đài, ti vi hoặc trên mạng Internet. Có một số kênh bạn có thể tham khảo như BBC, VOA hay CNN. Ban đầu bạn có thể cảm thấy choán ngợp và nản lòng khi không nghe được nhiều. Nhưng càng nghe nhiều thì khả năng hiểu của bạn càng tăng lên. Cũng đừng cố gắng để dịch sang tiếng mẹ đẻ trong khi nghe. Thay vào đó, bạn chỉ nghe, nghĩ và hiểu bằng tiếng Anh, bởi việc dịch sẽ trở thành một rào cản cho bạn về sau này.

Cuối cùng, hãy tham gia một lớp học tiếng Anh giao tiếp để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình cũng như tạo môi trường luyện tiếng cho riêng mình. Nếu không có thời gian nhiều, bạn có thể tham khảo hình thức học trực tuyếnElearning để có thể học mọi nơi, mọi lúc và thích hợp với mọi trình độ.

Nguồn: vietnamlearning.vn

Bí quyết học tiếng anh Hiệu quả

Để học tiếng Anh thành công mỗi người cần tìm cho mình một phương pháp học hiệu quả. Không chỉ riêng với Tiếng Anh mà với tất các các môn học khác, phương pháp học có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành quả học tập của các em. Nếu lựa chọn được cho mình phương pháp học hiệu quả, các em sẽ có khả năng làm chủ được tiếng Anh – ngôn ngữ được coi là chìa khóa để mở ra kho tàng kiến thức trong thời đại hiện nay. Tiếng Anh vừa là công cụ giúp các em tự mình tìm hiểu nguồn tri thức vô hạn của nhân loại mà không một nhà trường nào có thể cung cấp hết cho các em, vừa là phương tiện giao tiếp giúp ích các em trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
Qua 19 năm gắn bó với tiếng Anh cô mong muốn được chia sẻ với các em một số bí quyết học tập và hi vọng những bí quyết này sẽ góp phần giúp các em học tập bộ môn tiếng Anh tốt hơn.
Trong quá trình tiếp thu tiếng Anh việc tạo trí nhớ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vấn đề then chốt của trí nhớ ngoại ngữ nói chung là việc kết hợp đồng bộ các hoạt động của thần kinh. Thực tế cho thấy các hoạt động nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ, liên tưởng, định vị, so sánh đều bị thần kinh chi phối. Do đó, việc tách biệt các các kỹ năng quá lớn trong quá trình học ngoại ngữ là sẽ là một sai lầm.
Nhiều bạn sinh viên đã tâm sự với cô “Học từ mới với em là cả một vấn đề lớn, em học xong rồi lại quên”. Vậy làm thế nào để có thể nhớ nhanh và nhớ lâu từ mới?
Khi học từ các em nên theo một nguyên tắc chung: nhìn, nghe, nhắc lại, ghi, nhớ nghĩa. Ngoài ra, sẽ là một sai lầm nếu các em học từ mới một cách đơn lập. Các em cần có thói quen tự mình đặt được càng nhiều ví dụ với từ mới đó càng tốt. Làm được như vậy là các em đã biết sử dụng từ trong ngữ cảnh cụ thể. Học tiếng Anh là tiếp nhận một hệ thống thói quen, một hệ thống âm thanh, chữ viết để phục vụ mục đích giao tiếp. Vì vậy, để nhớ lâu các từ mới các em nên tạo điều kiện cho bản thân tiếp xúc với từ càng nhiều càng tốt. Một trong những cách rất hay là các em nên trang bị cho mình một cuốn sổ ghi từ nhỏ để các em có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, đến bất cứ nơi đâu. Ví dụ, khi ngồi đợi xe buýt hay bạn bè ở những nơi công cộng là lúc các em thường để thời gian trôi qua lãng phí nhất. Các em hãy giở cuốn sổ từ ra để học từ mới. Khi gặp một từ các em nên liên tưởng tới những từ liên quan như từ phái sinh, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của từ đó để khắc sâu thêm các từ đã biết vào bộ nhớ.
Trong quá trình học tiếng Anh các bạn sinh viên thường trăn trở “Làm thế nào để có thể cải thiện các kỹ năng thực hành tiếng như: Nghe, nói, đọc và viết?
Để cải thiện kỹ năng nghe hiểu các em nên:
► Chú ý lắng nghe bài giảng bằng tiếng Anh ở trên lớp.
► Dành thời gian đều đặn hàng tuần để luyện nghe.
► Xem các bộ phim bằng tiếng Anh có kèm theo phụ đề.
► Nghe các bài hát bằng tiếng Anh.
Để cải thiện kỹ năng nói, các em nên:
► Tận dụng tối đa thời gian trong giờ học tiếng Anh để thực hành nói với giáo viên và các bạn cùng lớp.
► Tạo lập nhóm bạn cùng học tiếng Anh.
► Tìm cơ hội để thực hành tiếng Anh với người nước ngoài, đến từ các nước nói tiếng Anh. Các em có thể cùng nhau tổ chức đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần đến các địa danh ở Hà Nội như Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nơi các em có nhiều cơ hội để làm quen và thực hành tiếng Anh với người nước ngoài.
Để cải thiện kỹ năng đọc hiểu các em nên:
► Đọc những mẩu chuyện cười bằng tiếng Anh tùy theo khả năng của mình. Các em có thể tìm đọc tuyển tập “Nụ cười nước Anh” và những cuốn truyện cổ tích nước Anh có bày bán ở các hiệu sách tại Hà Nội.
► Đọc các bài báo, bản tin ngắn bằng tiếng Anh.
► Để nâng cao kỹ năng đọc hiểu các em cần có chiến lược đọc: đọc lướt để nắm bắt ý chính của bài, đọc để tìm các thông tin chi tiết, đọc và tóm tắt lại nội dung bằng lời của bản thân.
► Rèn luyện thói quen đọc thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích cho người học ngoại ngữ như: nâng cao kỹ năng đọc hiểu, làm giàu vốn từ vựng, nâng cao tầm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Để cải thiện kỹ năng viết các em cần:
► Thực hành viết bài theo chủ điểm trong chương trình học.
► Một trong những bí quyết để nâng cao kỹ năng viết có hiệu quả là giữ thói quen viết nhật ký bằng tiếng Anh.
► Cố gắng trao đổi với bạn bè qua thư điện tử bằng tiếng Anh.
Mạng Internet hiện nay rất phổ biến đối với mọi người trên toàn thế giới và được biết đến như một kho báu tri thức của nhân loại. Mạng Internet là nguồn tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc tự học đối với sinh viên toàn cầu. Do đó, người học ngoại ngữ cần tìm đến những trang Web hữu ích. Sau đây cô xin giới thiệu với các em một số trang web hữu ích cho việc học tiếng Anh.
1. http://scholar.google.com.vn
2. http://www.encycopedia
3. http://www/esl-loung.com
4. http://www.britishcouncil.org
5. http://eslpartyland.com
6. http://readingmatrix.com
7. http://www.cnn.com
8. http://www.bbc.com
9. http://news.voa.com
10. http://yourdictionary.com
Việc làm chủ một ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng không thể thực hiện trong chốc lát mà đòi hỏi người học cần kiên trì học tập, học tập thường xuyên. Người Anh có câu thành ngữ rất có ý nghĩa “No pain, no gain”. Nghĩa đen của câu thành ngữ trên là “không đau đớn, sẽ không gặt hái được gì”. Đối với người học ngoại ngữ câu thành ngữ trên muốn khuyên chúng ta cần chịu khó nỗ lực học tập, không ngại khó khăn thì chúng ta mới có thể gặt hái được những thành công.
Trên đây là những kinh nghiệm học tập tiếng Anh cô muốn chia sẻ với các em. Sau cùng, chúc các em thành công
Theo blog my opera tranquangluan

5 Chiến lược để học tốt tiếng anh

Từ “chiến lược” hẳn là không còn xa lạ gì với mọi người nữa. Chúng ta xây dựng chiến lược trong mọi vấn đề liên quan tới kinh tế, đời sống, xã hội để vươn tới những mục tiêu lâu dài và bền vững. Vậy thì tại sao với tiếng Anh - chiếc chìa khoá mở ra cánh cổng tương lai, chúng ta lại không tự xây dựng những chiến lược của riêng mình để làm chủ kiến thức, làm chủ tư duy?

Chiến lược 1: Sử dụng những kiến thức bạn đã biết

Khi đứng trước một tình huống cần vận dụng đến tiếng Anh, bạn có thể nghĩ về những thông tin có liên quan đến chủ đề này, và ngôn ngữ bạn có thể sử dụng trong hoàn cảnh đó. Bạn có thể nghĩ đến những từ, cụm từ, mẫu câu, những thông tin mà bạn đã biết về chủ điểm hay những thông tin mà bạn sẽ sử dụng …

• Ví dụ: Nếu bạn muốn mua một chiếc vé xem hoà nhạc, bạn hãy tự hình thành trong đầu những đoạn hội thoại nhỏ với người bán vé, ví dụ hỏi về ngày, giờ cũng như giá cả bằng tiếng Anh. Nếu bạn đang đọc một bản dự báo thời tiết bằng tiếng Anh, hãy nghĩ đến những điều bạn biết về những bản dự báo thời tiết như vậy- những loại thông tin mà bạn có thể bắt gặp (nhiệt độ, lượng mưa, nắng…)
Mặc dù có thể là bạn mới học tiếng Anh nhưng bạn đã tích lũy được một lượng tri thức nền nào đó, dù bằng tiếng Anh hãy tiếng mẹ đẻ. Hãy tận dụng tối đa kiến thức đó để phát huy sự liên tưởng của mình. Những thứ đó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng. Nó cũng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn đấy.

Chiến lược 2: Suy đoán

Sử dụng tư duy logic để đoán nghĩa của những từ hoặc cụm từ chưa biết. Bạn có thể sử dụng những điều bạn biết về tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, ngữ cảnh, các tranh minh hoạ và bất cứ thứ gì để giúp bạn.
• Ví dụ : Trong một bài khoá về trường học, bạn rất hay bắt gặp từ “to study” (học), và bạn không biết nghĩa của từ đó. Dựa vào vốn tiếng Anh của mình, bạn có thể dễ dàng đoán được đó là một động từ. Bạn cũng nhận ra rằng liên quan đến từ bí ẩn của chúng ta có rất nhiều từ là những môn học như mathematics (toán học), literature (văn học), biology (sinh học), and music (âm nhạc)
Tiếng Anh là cả một kho từ vựng khổng lồ mà nếu chỉ tra và học trong một cuốn từ điển thì không bao giờ là đủ. Có thể có rất nhiều từ mà bạn không biết. Vì vậy kỹ năng suy đoán sẽ giúp bạn ngày càng làm giàu vốn ngôn ngữ của mình.

Chiến lược 3: Đặt câu hỏi

Nếu bạn cần sự trợ giúp và không hiểu một vấn đề gì, đừng ngại ngần hỏi những người xung quanh
• Ví dụ: Giáo viên đưa ra một từ không quen thuộc như từ “accountant” (kế toán viên), khi học về chủ đề nghề nghiệp. Bạn có thể tìm ra ý nghĩa của từ đó bằng cách đặt các câu hỏi như: “Người đó làm việc ở nông thôn hay thành phố? Người đó có làm việc liên quan đến tiền không?” Hỏi những câu hỏi càng cụ thể, bạn càng có thể nhanh chóng đến được với thông tin mình cần. Đôi khi một số câu hỏi quá chung chung như “Nó có nghĩa là gì?” sẽ không cho bạn câu trả lời chính xác
Biết cách đặt câu hỏi giúp bạn trở thành một người ham học hỏi, hoạt bát và cầu tiến. Khi tích cực tham gia vào một lớp học, chắc chắn là bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn đồng thời cũng được giáo viên và bạn bè đánh giá cao hơn nữa.

Chiến lược 4: Sử dụng nguồn

Các nguồn tài liệu tham khảo như từ điển, sách giáo khoa, chương trình vi tính và internet … sẽ giúp bạn tra cứu những thông tin cần thiết
• Ví dụ: Bạn đang học ở nhà và cảm thấy bí một từ nào đó? Bạn đã cố gắng suy đoán nhưng vẫn không thể hiểu nổi. Bạn cảm thấy từ đó rất quan trọng là chìa khoá để hiểu nội dung cả bài. Một cuốn từ điển lúc này có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Bạn đang học tiếng Anh trong phòng vi tính với cả lớp. Và bạn không hiểu phần ngữ pháp trong bài tập Khám phá tiếng Anh. Bạn muốn hỏi giáo viên nhưng giáo viên của bạn lúc này lại đang hướng dẫn cho một học viên khác. Như vậy bạn có thể sử dụng phần HELP trong cuốn sách để tự khám phá phần kiến thức ngữ pháp đó. Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì sau đó bạn vẫn có thể hỏi giáo viên của bạn và chắc hẳn giáo viên sẽ sẵn sàng giúp bạn.
Tìm kiếm thông tin từ một nguồn nào đó có thể giúp bạn học cách độc lập giải quyết những vấn đề phức tạp, đặc biệt là khi không có ai bên cạnh để giải thích cho bạn.

Chiến lược 5: Phương pháp từ khoá

Đây là một phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh rất thú vị giúp bạn nhớ được các từ mới
Bước 1: Nghĩ ra một “từ khoá” bất kỳ mà phát âm giống từ mới đó, và tưởng tượng nó bằng hình ảnh.
Bước 2: Nghĩ đến hình ảnh mà mô tả ý nghĩa của từ mới hoặc thông tin đó.
Bước 3: Hình thành một mối liên kết các bức tranh lại với nhau ở trong đầu của bạn. Những bức tranh kỳ quặc một chút có khi lại làm cho bạn dễ nhớ và nhớ lâu hơn đấy.
• Ví dụ: Một từ tiếng Nga: Stariy; có nghĩa là già. Bạn có thể liên tưởng một hình ảnh: một ngôi sao trên bầu trời với khuôn mặt của một cụ già râu tóc bạc phơ.
Sử dụng phương pháp “từ khoá” tức là bạn đã tự mình tạo ra một sợi dây liên hệ bằng hình ảnh giữa cách phát âm và ý nghĩa của một từ mới bất kỳ. Tất nhiên là bạn không chỉ khắc sâu từ mới đó vào trong đầu mà còn có thể phát huy trí tưởng tượng của mình nữa.

Trên đây chỉ là một số chiến lược giúp bạn tham khảo. Mỗi người có thể tự xây dựng cho mình những chiến lược riêng phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn đặt ra trong việc học tiếng Anh. Nhưng điều có ý nghĩa nhất đó chính là bạn hãy kiên trì, bền bỉ theo đuổi những chiến lược đó thì chắc chắn thành quả đang ở trong tầm tay bạn rồi đấy!

Global Education

15 lời khuyên học tiếng Anh hiệu quả

Bạn muốn nâng cấp kĩ năng sử dụng tiếng Anh của mình? Để làm được điều này, bạn cần có phương pháp cụ thể và hiệu quả. Hãy tham khảo những lời khuyên sau.

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

Theo Mực Tím/TVE

Cách tự học tiếng Anh hiệu quả


Click to see real size
Nếu bạn học tiếng Anh mãi mà vẫn không hiệu quả, hãy thử các phương pháp sau đây xem sao:

Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".


Nghĩ gì viết nấy

Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài (nếu gặp :D )

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!

Theo useit.vn

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Tạo nhiều địa chỉ email ảo cho GMail

vntim.tk Tạo nhiều địa chỉ email ảo cho  GMailKỹ thuật tạo nhiều Mail ảo cho một địa chỉ Mail thật không mới nhưng
vẫn là một kỹ thuật được nhiều người thích và ứng dụng nhất trong
Gmail. Tạo nhiều địa chỉ ảo để làm gì? Tạo nhiều địa chỉ để chống Spam,
để đăng ký tài khoản công cộng, để phân loại thư…..


Cách tạo như thế nào?

Cách tạo ra nhiều Mail ảo rất đơn giản. Bạn chỉ cần thêm 1 dấu cộng "+" và một chuỗi ký tự vào giữa tên Mail và dấu @, Gmail sẽ lược bỏ tất cả mọi thứ giữ 2 ký tự +@ này để trả lại địa chỉ Mail thật!

{ad_internet_300×250_left}Ví dụ: mình có địa chỉ Mail mr.bibo@Gmail.com, mình có thể tạo ra các địa chỉ Mail ảo như: mr.bibo
+forum@gmail.com, mr.bibo

+helloict.com@gmail.com, mr.bibo
+ictnews
@gmail.com,….
Tất cả các ký tự giữa +@ xem
như không có nghĩa đối với Gmail nhưng đối với các hệ thống web khác
thì đây là một địa chỉ Mail thật. Và mọi Mail gửi về các địa chỉ ảo
này đều gửi về 1 địa chỉ: mr.bibo@gmail.com.

Do đó khi bạn đang ký 1 dịch vụ công cộng, bạn dễ dàng xác định dịch vụ
nào Spam bạn mà bạn có cách ngăn chặn hay lọc bỏ dịch vụ đó. Ngoài ra,
bạn cũng có thể dể dàng lọc những thư cũ của dịch vụ đó thông qua địa
chỉ Mail bạn đăng ký!

Để hướng dẫn các
bạn thử nghiệm thủ thuật này, mình dùng hệ thống thông báo có thủ thuật
mới qua
Mail của helloict.com thử nghiệm.

{tipbox_right}Tạo nhiều Mail ảo cho 1 địa chỉ Gmail thật!{/tipbox}Bước 1: Nhập địa chỉ Mail ảo
của bạn vào form đăng ký bên dưới (chú ý: Mail ảo này chỉ có tác dụng
với Gmail, Yahoo không có tác dụng)

{emailalert}

Nhấp nút Đăng ký nhận thông báo! (Xim hình)

vntim.tk Tạo nhiều địa chỉ email ảo cho  GMail
Dùng nick ảo để đăng ký!

Bước 2: Nhập mã số bảo mật xác nhận (nhằm mục đích chống Spam), nhấp nút Complete Subscription Request.

vntim.tk Tạo nhiều địa chỉ email ảo cho  GMail
Nhập mã bảo mật chống Spam

Bước 3: Kiểm tra Mail , bạn sẽ thấy mình dùng mr.bibo+thuthuat@Gmail.com và thư được gửi về địa chỉ mail thực là mr.bibo@Gmail.com. Nhấp vào link kích hoạt trong Mail để xác nhận đây là địa chỉ Mail của mình và hoàn tất việc đăng ký!

vntim.tk Tạo nhiều địa chỉ email ảo cho  GMail
Kiểm tra mail và nhấp vào link xác nhận!

Chúc các bạn thành công!

Theo helloict.com

Nhúng Flash và Video vào Blog Yahoo 360

Nếu bạn có một file Flash với đuôi SWF trong máy tính và muốn nhúng nó vào trong blog của mình thì cách làm đơn giản như sau:

  • Đầu tiên hãy upload file đó lên một host trên mạng rồi lấy link của file vừa mới upload lên. Ví dụ tôi up file episode 3.swf lên http://www.fileden.com thì được cái link là:

http://www.fileden.com/files/2007/5/15/1082932/flash/episode%202.swf

  • Copy đoạn code sau đây và sửa link trong src thành link file của bạn, rồi tạo một entry mới check View HTML Source và dán đoạn code này vào là xong. Tiếp tục uncheck nút View HTML Source để viết bài. ^_*


http://www.fileden.com/files/2007/5/15/1082932/flash/episode%202.swf” type=”application/x-shockwave-flash” allowscriptaccess=”none” height=”400″ width=”500″>

  • Bạn có thể thay đổi chiều rộng (width ) và chiều cao (height) nếu cần thiết. Smile
Với video ở trang youtube bạn làm tương tự
copy toàn bộ mục Embed HTML và past vào blog (đã kich vào ô view HTML sounrce)