Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Binh pháp Tôn Tử trong blog (Hồi I)

Series này sẽ được viết dựa theo 13 Thiên trong Binh Pháp Tôn Tử, mình có sửa đổi và lược bớt một vài Thiên, hy vọng sẽ đem đến cho các bạn cách nhìn cũng như chiến lược nhằm phát triển blog hiệu quả, biến blog bạn thành một “đại quân” mạnh và tinh nhuệ. Series sẽ sử dụng song song lời của Tôn Vũ (tất nhiên sẽ lược bớt) và phân tích vào việc làm blog để bạn có thể dễ dàng so sánh đối chiếu.

Giới thiệu

binh phap ton tu 1 Binh pháp Tôn Tử trong blog (Hồi I)

Binh Pháp Tôn Tử (chữ Hán: 孫子兵法 / 孙子兵法, Tiếng Anh: The Sun Tzu’s The Art of War hay The Sun Wu’s Art of War) là sách chiến lược, chiến thuật do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong quân sự, mà có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như: thể dục thể thao, khoa học, trong cả lĩnh vực kinh doanh và… làm blog.

Thiên 1: Kế hoạch (Kế sách)

Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân và nhà nước, không thể không nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh:

  1. Một là đạo.
  2. Hai là Thiên.
  3. Ba là Địa.
  4. Bốn là Tướng.
  5. Năm là Pháp.

Phân tích: Đúng như vậy, làm blog trước tiên phải có kế hoạch. Cứ lao đầu vào viết như điên thì đến cuối cùng chỉ chuốc lấy một cái thất bại quá đau đớn mà hoàn toàn được báo trước. Cho đến bây giờ vẫn có quá nhiều câu hỏi như: “Blog tôi không ai thèm vào”, “sao blog tôi ít comment vậy” hay “tôi mệt mỏi vì viết blog chả ai xem”. Tất cả chỉ là vì: Hoàn toàn không có kế hoạch trước khi làm blog. Viết blog trước hết phải chuẩn bị và lên kế hoạch kỹ càng và chuẩn mực cho 5 thứ sau:

  1. Một là hosting, hosting phải tốt, nếu không blog biến mất không báo trước hoặc chập chờn như đèn pin sắp hỏng.
  2. Hai là domain, domain nên là .com, .net và phải ngắn, gọn, đẹp. Dùng sub-domain hay domain ba bốn cấp không khác nào tự bôi bẩn mình trước khi trình diễn.
  3. Ba là platform, platform phải tốt và phù hợp với điều kiện bản thân, có vậy viết blog mới thuận lợi.
  4. Bốn là chủ đề blog, chủ đề phải riêng và tạo nên sự khác biệt và nổi bật cho blog. Bắt đầu viết blog cùng chủ đề với người đã uyên thâm trong chủ đề đó chả khác nào tự mình thi nặn gốm với nghệ nhân, rất khó.
  5. Năm là content, bên cạnh chủ đề, nội dung phải chi tiết, cặn kẽ, phải sắc sảo và phải riêng thì mới tạo được bản sắc cho blog. Sử dụng content copy chẳng khác gì photo lại các tờ báo đã phát hành từ trước mà bán lại, chẳng ai thèm mua, thèm đọc. Nếu nội dung đủ sắc, đủ chất có thể thể chấp nhận, chủ đề trùng với người có kinh nghiệm, có thể chấp nhận cuộc chơi với nghệ nhân làm gốm với việc tạo ra những chiếc bình thật đẹp và khác biệt.

Được 5 điều trên, có thể dễ dàng tránh được cái chết báo trước khi làm blog.

Thiên 2: Chiến lược viết và PR (Mưu công)

Tôn Vũ nói: Đại phàm cái phép dụng binh,

  • Làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
  • Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
  • Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
  • Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
  • Làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.

Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì.

Phân tích: Đúng vậy, đánh thẳng chưa phải là cách hay. Cũng như trong viết blog, dù có viết hay nhưng đối chọi với kẻ có uyên thâm và viết lâu năm trong một lĩnh vực đương nhiên chỉ là hạ sách (mình nhắc tới ở điều bốn trong thiên 1). Chọn chủ đề dù có thấy lĩnh vực họ viết là đam mê của mình cũng phải tìm ra cái riêng, cái hay đặc sắc để viết, làm cho bên kia phải phục và chấp nhận chia sẻ liên kết với mình.

Ngoài ra, không thể (và cũng không nên) chỉ có mỗi viết hay không mà phải làm sao PR cho tốt, cho người khác biết đến mình, bằng nhiều con đường như SEO, linkhay, twitter,…. Bằng không, chẳng khác nào chôn cả bản đồ vào hòm kho báu (bạn có thể tham khảo bài content is king nhưng chưa đủ của eblogviet).

Thiên 3: Chắc chắn không thất bại trước rồi mới thành công (Hình, tác chiến)

Tôn Vũ nói: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch. Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được (“thắng khả tri, i nhi bất khả vi”) không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.

Phân tích: Quả đúng vậy! Khi viết blog, phải đảm bảo blog có khả đủ thông tin và duy trì lâu dài, bám trụ với chủ đề của mình trước. Bằng không, quá ham muốn kiếm tiền hay nổi tiếng nhanh chóng sẽ chỉ chuốc lấy thất bại, giống như báo chỉ ra một hai số rồi xịt. Làm blog muốn thành công phải (và nên) có kế hoạch rõ ràng (như thiên 1), phải đủ ý (nên tích lũy ý để viết) cho một quá trình blog lâu dài. Có như thế, khi tạo được chỗ đứng trong lòng người đọc trung thành rồi từ đó mới tiến đến có được nhiều người đọc hơn, traffic tăng lên rồi tăng nguồn thu quảng cáo,… Nếu không thì phải chuốc lấy thất bại đáng thất vọng: blog không ai đọc, quảng cáo kiếm được vài cent, Alexa không vượt nổi ngưỡng 10 triệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét