Chú thích:Tôi đem suy nghĩ này nói với anh
- người chiến sĩ thi đua trong những năm chiến tranh do anh chế tạo được cây súng lục Mỹ tự động. Anh nói sau một lúc trầm ngâm: Hai Mo
- Có lẽ nó đúng với câu của ông bà ta xưa: “Trong cái khó ló cái khôn”. Nhưng qui luật chiến tranh lắm khi nghiệt ngã. Ta buộc phải đánh đổi nó bằng một giá quá đắt. Tính ra lính Công trường Ba Tri có mức hy sinh cao hơn địa phương quân lúc đó.
Rồi theo dòng hồi ức anh đưa tôi về những năm tháng mà anh và đồng đội của mình chỉ tính thời gian sống từng ngày, từng giờ thậm chí từng phút. Chính tinh thần sẵn sàng hy sinh, sự thông minh, quả cảm ấy đã góp phần rất lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Có thể nói rằng trong chiến tranh chống Mỹ, vai trò của Công trường chế tạo vũ khí ở địa phương là hết sức quan trọng. Nó làm tiêu hao sinh lực địch, gây cho chúng nhụt chí, hoang mang về tinh thần. Công trường chế tạo vũ khí huyện Ba Tri là một Công trường mạnh trong tỉnh lúc ấy.
Còn nhớ vào thời gian đầu cuộc kháng chiến và ngay chính trong những ngày Đồng Khởi, lực lượng giải phóng phải chịu gian khổ, thiếu thốn mọi bề. Ở một huyện miền biển như Ba Tri sự thiếu thốn ấy càng khắc nghiệt hơn. Thiếu gạo, thiếu nước ngọt... nhưng cái thiếu quan trọng nhất là thiếu vũ khí, đạn dược. Sự chi viện từ trên xuống chỉ có mức độ, nhiều xã, nhiều ấp thậm chí chưa được cây súng nào dù chỉ là súng trường. Nhưng thời thế buộc ta không thể khoanh tay. Những cây súng được làm bằng bụp dừa nước, những khẩu “đại liên” bằng thân cây chuối cộng với tiếng nổ ống lói, ta cũng công đồn, lấy bót để thu về vũ khí, đạn dược từ trong tay địch. Chiến tranh càng lúc càng leo thang. Mỹ đã tung vào chiến trường miền
đủ mọi khí tài chiến tranh: Trên trời thì trực thăng, phản lực; mặt đất rầm rập tiếng xe GMC, xe tăng M.113; dưới nước thì hải thuyền, hạm đội... cùng mọi chiêu bài, chiến thuật nhằm xóa sạch lực lượng quân Giải Phóng. Nam
Tình thế ấy, việc tự chế tạo vũ khí chống lại kẻ thù là cấp thiết.
Người chỉ huy Công trường chế tạo vũ khí của huyện Ba Tri vào những năm sáu mươi là đồng chí Vạn Thành. Đó là một con người tài năng và đầy cá tính. Xuất thân là thợ kim hoàn của tiệm vàng Hữu Hạnh - một tiệm vàng lớn ở chợ Ba Tri - vào kháng chiến tay nghề ấy đã góp phần thiết thực cho việc chế tạo vỏ đạn, trái nổ. Bản tính ông thích tìm tòi, nghiên cứu nhưng cũng chính bản tính ấy từng nhiều lần đem đến cho bạn bè, đồng chí những trận cười thoải mái đầy vẻ nể phục. Chiếc radio ba band của vợ sắm cho, chỉ mấy hôm là ông tháo banh ra rồi hàn, rồi gắn, tháo bớt linh kiện này, lại thêm vào chi tiết nọ. Mới tuần này thấy ông xài pin đại, tuần sau đã thay bằng pin trung... Vậy mà mỗi lần được “chỉnh trang” như thế, chiếc radio lại có thêm ưu điểm. Trong sinh hoạt ông thích đơn giản, gọn nhẹ. Tấm vải ni lông dầu, chung quanh được may kèm thêm vải dù trái sáng làm thân vách, ban ngày thu lại làm võng nhưng đêm đến mở ra nó chính là chiếc mùng ông ngủ. Mùng mền cắt ngắn, tinh giản đến mức không một chút thừa. Ông nói vui nhưng cũng rất thật: “Công dụng của chúng là chống muỗi và đắp ấm. Cắt bớt đi chẳng những không mất giá trị ấy mà còn gọn gàng hơn”. Bởi vậy mỗi khi đi công tác xa, chiếc bòng của ông nhẹ tênh.
Rồi một ngày ông đã gây cho cả Công trường sự bất ngờ đầy sung sướng và niềm vui ấy nhanh chóng lan sang Huyện ủy, đó là việc ông chế tạo thành công cây súng lục Mỹ. Tuy còn một chi tiết chưa hoàn thiện là ổ đạn không tự xoay sau khi bắn nhưng đây là bước ngoặt quan trọng của Công trường huyện Ba Tri.
Thời điểm này giặc ráo riết xây dựng hàng rào ấp chiến lược để đẩy bật lực lượng giải phóng ra khỏi thôn xóm, cách ly với dân. Mặt khác chúng bắt thanh niên sung vào lính bảo an, lính Thánh nghiệp (con em gia đình theo đạo Công Giáo) rồi chủ trương quấy nhiễu, đàn áp bà con nhất là nững gia đình có người theo cách mạng. Đồn bót mọc lên khắp nơi. Phong trào cách mạng lâm vào tình thế đầy khó khăn. Chủ trương lớn của Huyện ủy là phải nhanh chóng phá vỡ ấp chiến lược, chuyển xoay từ thế bị động sang thế chủ động, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trước nhiệm vụ ấy, Công trường được mở rộng, tăng cường thêm lực lượng từ các tổ sản xuất vũ khí ở xã lên, khẩn trương chế tạo mìn gài, trái phá chống lại âm mưu của địch, hỗ trợ cùng lực lượng quần chúng đang trong khí thế ngày càng dâng cao.
được rút từ tổ chế tạo vũ khí xã Bảo Thạnh lên Công trường huyện trong những ngày này. Đối với anh thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi đầy nhiệt huyết và say mê nghiên cứu sáng tạo ấy được cận kề người thủ trưởng tài năng giống như cá gặp nước. Nhiều đêm mất ngủ để cuối cùng anh tìm ra được chìa khóa hoàn thiện cây súng lục Mỹ tự động trên cái nền qui trình chế tạo của ông Vạn Thành. Càng lúc càng đẹp hơn. Người thủ trưởng vui mừng vì đã có người kế thừa. Trung bình một tháng Hai Mo hoàn thành một cây. Nòng súng được chế bằng cốt giữa của xe đạp, ổ đạn được tiện và khoan từ cây láp máy dầu chạy đò. Với sáu lỗ của ổ đạn, anh khoan bằng khoan van-đo chỉ trong một giờ là xong. Còn thân súng anh cùng đồng đội phải lần mò ra tận cầu Vĩ gỡ lấy những cây bát sắt về tự chế. Với thành tích này, hai Mo đạt được danh hiệu Chiến sĩ thi đua của tỉnh, được bằng khen của Quân khu. Hai Mo
2
Song song với sự thành công ấy, Công trường đã sản xuất, chế tạo được hàng loạt những loại mìn, trái đánh đồn và phá ấp chiến lược. Từ súng ngựa trời, đạp lôi bằng xi măng, lựu đạn vỏ ve chai, mìn hộp cá mòi anh em tự chế trong những ngày đầu Đồng Khởi bây giờ đã làm được mìn DH8, DH10, trái Bêta, mìn định giờ, mìn tự động đánh xe theo kiểu Trung Quốc. Đặc biệt các anh đã nắm được nguyên lý chế tạo loại trái phá đánh đồn MTU phá hàng rào sắt ấp chiến lược rất hiệu quả. Phía trong trái phá có một lõm trống hình chóp như chiếc nón lá, chính nó sẽ tạo lực công phá khi trái nổ. Trước đây chóp này chế bằng nhôm, giờ được thay bằng đồng đỏ. Chất liệu ấy có sức công phá gấp nhiều lần, làm chảy cả sắt thép. Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn, được sự hỗ trợ của loại trái phá này, anh em bộ đội, du kích cùng lực lượng quần chúng địa phương đã tiêu diệt, bứt rút hàng loạt đồn bót, phá rã gần hết hàng rào ấp chiến lược. Nhớ lại những ngày đầu, bà con xã Bảo Thạnh chỉ dùng tay để bẻ gãy trụ sắt, sau có kềm cộng lực do cơ sở là học viên trường công binh ngụy cung cấp để cắt dây kẽm gai, giờ lại có thêm trái phá, mới thấy phong trào cách mạng đã dần giành thế chủ động. Trước thực trạng ấy, địch càng ra sức đánh phá vào căn cứ của ta. Để bảo toàn và giữ công việc chế tạo vũ khí được liên tục, Công trường chia làm ba tổ đóng ở ba khu rừng: tổ Hóa Chất vẫn đóng tại căn cứ Rạch Vọp như từ trước đến nay. Tổ Nguội chuyển xuống Cồn Nhàn thuộc xã Bảo Thạnh. Còn tổ Đúc thì đóng tại căn cứ Châu Bình thuộc huyện Giồng Trôm. Tuy mỗi tổ có chuyên môn riêng nhưng do yêu cầu chiến trường và phòng tình huống địch ra sức khống chế, cắt đứt giao thông nên mỗi nơi đều có một bộ phận sản xuất theo qui trình khép kín để chế tạo hoàn thiện những quả mìn, đạn, với số lượng đủ để cung ứng cho hoạt động của chiến trường trên từng địa bàn bị chia cắt.
Vũ khí của Công trường càng lúc càng hiện đại, gây cho địch nhiều phen khiếp đảm. Chúng đâu ngờ rằng đó là do khối óc, bàn tay của những thanh niên mới ngày nào còn cắp sách tới trường tiểu học trong làng, hoặc cầm cuốc, cầm cày trên đồng ruộng. Vậy mà khi bắt tay vào chế tạo vũ khí, ở lãnh vực nào cũng có người xuất sắc. Tổ Nguội chuyên chế tạo súng, làm vỏ đạn, trái có
, Ba Cất; tổ Hóa Chất, chế tạo hột nổ có Ba Yển, Tư Bự; tổ Đúc có Năm Châu, Bảy Định... Hai Mo
Trong trận đánh bót Giồng Nhàn các anh đã chế tạo thành công loại mìn định giờ đặt trong thùng dầu lửa Con Sò loại 20 lít. Thùng được chia làm ba ngăn: ngăn trên là dầu lửa, giữa chứa thuốc nổ TNT, còn ngăn dưới được lắp pin, đồng hồ và kíp nổ.
Đêm đó bộ đội địa phương đưa được hai “thùng dầu” vào sát hàng rào bót rồi tổ chức một trận công đồn không thành “vì bị nhiều thương vong” nên rút đi. Sáng, lính trong đồn ra kiểm tra thấy máu me loang đầy mặt đất. Chúng không ngờ được đó chỉ là hiện trường giả do ta bày ra bằng máu của mèo và chó. Nhưng tên lính hí hửng mang “chiến lợi phẩm” vô bót và nhận định với Sếp:
- Việt Cộng tưởng ngon ăn nên đem dầu định đốt rụi bót mình, không ngờ gặp phải toàn những tay thiện xạ, vội tháo chạy chỉ kịp mang chiến thương, bỏ lại hai thùng dầu lửa còn nguyên vẹn.
Tên trưởng đồn Chí khét tiếng ác ôn và dày dạn trận mạc, nhìn hai thùng dầu mới toanh, mắt ánh lên vẻ ngờ vực rồi phát hoảng. Y vội khoát tay:
- Đ.m. mau đem ra khỏi đồn. Nó nổ chết mẹ hết bây giờ!
Những tên lính không tin nhưng đâu dám cãi lời Sếp, chúng uể oải khiêng ra đặt ngoài vòng rào rồi vào đồn bắn ra. Một tiếng nổ long trời phát ra từ “thùng dầu”, hàng tháng sau bọn chúng cũng chưa kịp hoàn hồn.
Quả mìn còn đúng hai mươi phút nữa mới tự phát nổ. Nếu tên Sếp bót không có cái đầu của Tào Tháo thì...
Vậy là trận đánh đồn Giồng Nhàn không thành công. Tuy nhiên về phía Công trường là một dấu mốc quan trọng. Tiếng nổ từ bót Giồng Nhàn, ở căn cứ Rạch Vọp còn nghe vang dội khiến anh em tự tin hơn trong việc nghiên cứu, chế tạo những loại vũ khí có sức công phá lớn. Chính vì vậy nên năm 1966 Công trường Ba Tri sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ trọng đại là chế tạo hai quả thủy lôi để đánh đội hải thuyền ở vàm Tiệm Tôm do tổ chức đặc công thủy của Hoàng Lam đặt hàng. Vỏ trái hình khối chữ nhật được gò bằng tôn ba ly và năm ly, có sức chứa 61kg thuốc TNT, các anh phải làm trong mười ngày mới xong.
Vàm Tiệm Tôm là cửa ngõ quan trọng không những về mặt kinh tế mà còn về mặt quân sự của huyện Ba Tri. Đó là đường vào cảng cá duy nhất của ngư dân và cũng là con đường huyết mạch để sang Thạnh Phú, nơi có nhiều cơ quan tỉnh đóng.
Những chiếc hải thuyền như những con quái vật ngày đêm rình mò, săn đuổi từng chiếc ghe tàu của ngư dân mỗi lần ra biển, cũng như mỗi chuyến trở về.
Đêm ấy trời không trăng. Mặt sông chìm trong bóng tối. Những chiếc hải thuyền sáng choang ánh điện, đậu rời rạc mỗi chiếc cách nhau một khoảng khá xa. Sau khi xác định vị trí, Hoàng Lam bè quả bộc phá trôi theo con nước ròng tiến về phía con tàu thứ nhất.
Có sự chênh lệch so với thực tế trinh sát là mọi khi nơi đó thường có hai hoặc ba chiếc đậu liền nhau. Không hiểu do chúng cảnh giác hay đi tuần tiễu chưa về mà chỉ còn một. Anh quyết định sử dụng một trái. Điều hy hữu là khi máng được quả thủy lôi vào mạn tàu, bỗng từ xa một chiếc khác đang ùn ùn tiến lại. Hoàng Lam cố thả dây thật nhanh. Dù vậy, chỉ mới cách khoảng ba chục mét, chiếc tàu kia đã áp sát vào chiếc thứ nhất, vô tình ép quả bộc phá ở giữa. Cơ hội ngàn năm, dù có nằm mơ cũng không ngờ được. Một quyết định táo bạo, không thể bỏ lỡ dù chỉ trong tích tắc. Anh châm điện. Ánh chớp khổng lồ xé toạc màn đêm cùng tiếng nổ kinh thiên động địa. Và cũng chỉ trong tích tắc, nơi những ánh điện sáng choang ấy giờ tắt ngấm. Sự chấn động dữ dội do khoảng cách quá gần đã làm Hoàng Lam ngất xỉu trên phao.
Nhưng nếu số phận của hai chiếc tàu chiến chính tông “Made in U.S.A” ấy đã an bài như vậy thì không có gì đáng bàn thêm. Có điều chuyện xảy ra sau đó dù cho ai được trời phú cho bộ óc khôi hài vĩ đại cỡ Sạc-lô cũng không thể nghĩ ra.
Số là cách hai ngày sau lính quận vớt từng mảnh xác tàu lên chở về Tiệm Tôm để... “triển lãm”. Dân chúng ùn ùn tới xem. Bọn lính chia nhau đi len lỏi vào chỗ đông người vừa giữ trật tự, vừa luôn miệng thuyết minh: “Đó là tàu của Việt Cộng vừa mới bị đánh”. Có những tiếng xì xầm: “Trời, Việt Cộng mà có tàu lớn dữ. Mấy ổng mạnh quá, hén!”. Bỗng có mấy ông lão ngư dân chỉ vào xác tàu: “Mấy ông nói sao chứ hai chiếc hải thuyền nầy bữa hổm rượt bắn tụi tui nè!”. Đám đông chợt ồ lên cười như vỡ chợ.
Không hiểu người Mỹ nghĩ gì khi biết được chuyện này?
3
Và người Mỹ sẽ nghĩ gì khi hiểu rằng những hóa chất có tính quyết định để chiến sĩ Công trường chế tạo ra các loại vũ khí cũng có nguồn gốc từ nước Mỹ? Họ sẽ không ngờ ở một đất nước nhỏ bé và còn lạc hậu này, chỉ có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc được hun đúc hàng ngàn năm qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược mới khiến những người chiến sĩ giải phóng sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình giành lấy từng gam thuốc nổ từ những quả bom mà họ thả xuống hủy diệt xứ sở này.
Để có thuốc nổ phục vụ cho chiến trường lúc ấy không có cách nào khác là phải cưa những trái bom lép. Công việc nguy hiểm luôn đánh đổi bằng tính mạng càng cực kỳ nguy hiểm hơn khi đứng trước một loại bom pháo mới mà các anh chưa rõ nguyên lý vận hành của ngòi nổ phía bên trong. Và sự thành công đã không hiếm trường hợp phải đánh đổi bằng máu của những con người đầy quả cảm.
Không ai quên được vụ nổ quả bom 250 cân Anh ở xã Châu Bình vào năm 1968. Ba anh chiến sĩ Công trường cưa quả bom lép đã giáp mí, đường cưa tới lớp hắc ín bọc chung quanh khối thuốc TNT nhưng không cách gì tách ra được vì thuốc đóng thành một khối cứng. Các anh dùng đục sắt đục giữa đường cưa để tách ra. Không ngờ búa gõ vào đục chỉ mấy cái thì bom nổ. Nhặt nhạnh xương thịt các anh chưa đầy một rổ nhỏ.
Từ kinh nghiệm xương máu ấy, sau này khi cưa giáp mí quanh thân bom, để tránh tạo nguồn lửa do đục vỏ gây ra, Ba Yển bảo anh em đặt một khúc gỗ to nằm ngang trên mặt đất rồi dựng đứng quả bom, sao cho khi ngã phần lằn cưa sẽ cấn xuống khúc gỗ. Anh lệnh anh em tìm nơi ẩn nấp cách quả bom đến độ an toàn, chỉ mình anh ở lại. Đây là một thử nghiệm, nếu không thành công thì chỉ mình anh hy sinh. Quả bom bị xô ngã cấn khúc gỗ gãy làm đôi. Thành công! Ở mỗi trái bom 250 cân Anh ấy ta có được 80 kg thuốc nổ.
Rồi năm 1969 khi Công trường chuyển sang rừng Bình Đại anh em gặp phải quả bom có hột nổ hai đầu. Các anh đã tháo được nắp nhựa chắn kíp nổ tự động phía đuôi bom nhưng chưa kịp rút ra thì bom nổ. Gốc mấm to rợp bóng trên khoảng đất rộng bằng phẳng nơi các anh ngồi vừa mới đây, giờ đã biến mất, thay vào đó là cái hố sâu hoắm khổng lồ, nham nhở.
Nhiều lúc anh Hai Mo - thủ trưởng Công trường lúc ấy thay ông Vạn Thành được trên rút về làm Huyện đội phó - điểm lại quân số hy sinh của Công trường mà giật mình. Nó cao hơn tỉ lệ hy sinh của anh em địa phương quân. Hầu như mỗi lần đứng trước một loại bom mới là có hy sinh. Anh Định, anh Khanh, anh
Chu , anh Rô, anh Xương... vì bom 250 cân Anh, anh Mong bị quả bom bi. Còn anh Long hy sinh vì trái bom long mà cho đến nay các anh cũng chưa biết được cách cấu tạo của nó. Trái bom tròn giống trái banh tơnit, không nhìn thấy dấu vết chỗ kíp nổ. Biết đây là loại mới phản lực đã bỏ xen trong lúc thả bom tấn, các anh nhặt một quả lép đem về Công trường nghiên cứu. Lúc chuyển xuống ghe chở về không sao nhưng khi người dưới ghe chuyền lên cho anh Long đứng trên bờ đón lấy thì nó phát nổ. Hôm ấy nước ròng, người dưới ghe có khoảng cách thấp hơn nhiều so với bờ nên được an toàn.
Mỗi lần đồng đội hy sinh
lại có suy nghĩ: thôi, từ nay sẽ không tháo bom nữa. Nhưng rồi thực tế chiến trường, nhu cầu vũ khí, đạn dược càng lúc càng lớn nếu không tháo bom thì lấy thuốc đâu để sản xuất? Vậy là các anh tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, thận trọng hơn trước những loại bom pháo mới chưa rõ cách cấu tạo. Hai Mo
Hầu như mỗi chiến sĩ của Công trường đều có ý thức nghiên cứu, phát huy sáng kiến. Chỉ trong thời gian ngắn, anh Xuân, anh Chiến đã tìm ra được cách cấu tạo kíp nổ tự động của bom 250, 500 cân Anh. Từ đó về sau việc tháo bom được an toàn, không xảy ra sự cố đáng tiếc nữa. Ba Yển nghiên cứu chế tạo được kíp nổ tự động trong các loại trái gài, và chỉ riêng anh đã tự tháo gần ba trăm trái bom lớn nhỏ.
ngoài việc chế tạo súng lục, còn nổi tiếng là tay thợ nguội giỏi nhất Công trường. Đặc biệt anh nghiên cứu sửa thành công súng Cạc-bin M1 bắn từng viên thành M2 bắn được nguyên băng. Anh Năm Châu - Bí thư chi bộ Công trường, phụ trách tổ Đúc - đã chế tạo được khuôn đúc vỏ và đầu lựu đạn chất lượng tương đương Công trường quân khu. Hai Mo
4
Dưới nhan đề “Thua trận ở Việt Nam là điều may mắn cho nước Mỹ?” đăng trên tờ The Boston Sunday Globe số ra ngày 30-4-2000, nhà báo Mỹ nổi tiếng Neil Sheeham viết: “Người Việt Nam là một dân tộc không bao giờ chấp nhận một ách đô hộ nào của nước ngoài. Họ thể hiện tinh thần bất khuất ấy bằng việc sẵn sàng kháng chiến chống chúng ta đến cùng, sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, kể cả máu, để đất nước họ được thống nhất và độc lập”(*).
Cuối cùng thì họ cũng nhận ra chân lý. Nhưng đó là về phía những người Mỹ chân chính. Còn với các nhà cầm quyền, với những người chủ xướng cuộc chiến tranh xâm lược Việt
? Cho dù họ có nhận ra cái chân lý ấy thì dân tộc ta đã phải trả bằng giá máu của một triệu rưỡi liệt sĩ. Và trong số một triệu rưỡi liệt sĩ đó có không ít những sự hy sinh quả cảm của chiến sĩ Công trường chế tạo vũ khí. Nam
Dẫu biết rằng bất cứ sự hy sinh nào cho nền độc lập của dân tộc cũng đều là anh hùng, cao cả nhưng đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Công trường càng gây trong ta ấn tượng sâu sắc, thiêng liêng. Bởi khi đối mặt với quả bom mạng sống của các anh chỉ có thể tính được từng giây. Rất nhiều người sau tiếng nổ đã không còn chút dấu tích nào của xương thịt.
Có lẽ đó là sự cảm kích sâu kín của những cựu binh Công trường chế tạo vũ khí huyện Ba Tri nên trong câu chuyện các anh không kể về mình mà luôn nhắc nhở đến chiến công và sự hy sinh của đồng đội. Đặc biệt cái chết của người thủ trưởng cũ - đồng chí Vạn Thành - đã để lại trong lòng các anh Năm Châu, Hai Mo, Ba Yển... ấn tượng cao đẹp.
Các anh kể rằng:
Từ hội nghị Quân khu ông Vạn Thành theo ngã Thạnh Phú sang Thới Thuận để về căn cứ Rạch Vọp. Nhưng ở Thới Thuận lên Rạch Vọp không thể đi bằng đường sông như mọi khi vì đêm ấy trăng sáng quá và ngoài sông hải thuyền dày đặc. Vả lại chiếc xuồng do ông thiết kế không có ở căn cứ Thới Thuận. Ông đã từng vượt sông bằng chiếc xuồng độc đáo ấy địch chưa lần nào phát hiện. Đó chỉ là chiếc tam bản bình thường nhưng giữa khoảng trống của những chiếc cong ông gài chặt những thùng nhựa 4 lít loại dẹp đậy kín nút (thay cho những chiếc phao), trên cong đóng ván sạp. Khi đến gần đồn địch ông nhận xuồng đầy nước. Lúc ấy xuồng như chiếc phao ngập nước lờ đờ trôi, không nổi hêu nhưng cũng không chìm được. Nhiều lúc ông đã chuyển vũ khí bằng cách này. Người ngồi trong ghe nước ngập đến ngực chỉ việc bơi bằng hai tay để lái cho nó luôn ở vị trí giữa sông để giặc trong đồn khó phát hiện. Xuồng có thể chở được bốn, năm người. Khi qua khỏi đồn chừng trăm mét thì lắc nước ra cho xuồng nổi.
Hôm ấy ông đi bộ theo đường dây cùng bốn đồng chí khác. Không may, đoàn lọt vào bãi mìn của tụi biệt kích. Các đồng chí trong đoàn đều hy sinh. Ông bị thương. Có lẽ biết mình không sống được khi đồng đội đến và địch có thể phát hiện, ông vẫn còn đủ bình tĩnh lấy ni lông trải lên đất để nằm, gối đầu lên chiếc ba lô và tự băng bó những vết thương. Rồi bằng hơi sức cuối cùng, ông đã tháo cây súng lục do mình tự tay chế tạo lúc ở Công trường quăng vãi vào lùm bụi, mỗi nơi một chi tiết, để địch không tài nào tìm thấy.
Bây giờ ta đang sống giữa thời đại bùng nổ thông tin, ngập tràn phim ảnh phô diễn tối đa trí tưởng tượng của nhân loại nhưng tôi tin chưa ai nghĩ ra được khoảnh khắc đón nhận cái chết ở một con người như vậy. Trong sự đau đớn tột cùng của thể xác dần đi vào cõi chết mà người chiến sĩ giải phóng vẫn ung dung, tự tại. Tư thế hy sinh ấy là tư thế của bậc anh hùng.
Phải chăng từ những câu chuyện như vậy mà Neil Sheeham đã đúc kết sâu sắc về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt
. Tôi nghĩ chính đó mới là vũ khí mạnh nhất để dân tộc ta làm nên chiến thắng. Nam
(*) Thái Bá Tân dịch (Văn nghệ HNV Việt Tác giả giữ bản quyền. Chọn từ tập ký "Chuyện kể trên dòng sông" của Nguyên Tùng |
N.T (Bến Tre)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét