Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

6/4 Mẹo Đọc Sách Tiếng Anh Hiệu Quả

Ðể đọc sách Tiếng Anh hiệu quả, trước hết cần phải xác định rằng càng đọc nhiều, thực hành nhiều thì tiến bộ càng nhanh.Những "quy tắc" sau sẽ giúp đọc sách nói chung, và sách tiếng Anh nói riêng, một cách hết sức hiệu quả:

A- Không cần tra từ khi đang đọc: Tiếng Anh, ngay cả tiếng Việt, hay bất kì một ngôn ngữ nào khác, khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới. Trong trường hợp này, nhờ vào ngữ cảnh mà có thể đoán được từ. Vì vậy trong khi ðọc, nếu gặp từ mới, không nên dừng đọc và tra từ đó, chỉ gạch chân để sau này xem lại. Việc dừng lại trong khi đọc để viết, hoặc tra từ,... sẽ làm đứt mạch. Theo Tony Buzan, bộ não chỉ được "lập trình" để làm một việc một lúc, khi làm hai hay nhiều việc cùng một lúc sẽ gây mất tập trung và mạch vãn sẽ bị ngắt quãng gây quên.

B- Không đọc lại: Người đọc thường có thói quen xem lại đoạn đã đọc qua rồi vì "tiếc"khi thấy mình mất tập trung. Ðiều này cản trở cho việc đọc nhanh và hiệu quả. Ðôi khi việc đọc lại vô cùng tốn thời gian. Khi thiếu kỉ luật và để cho mình đọc đi đọc lại nhiều lần, thời gian đọc một quyển sách có thể tãng lên gấp đôi. Khi gặp từ, và khi không hiểu điều đang đọc, cứ tiếp tục đọc. Gạch dưới các từ không hiểu, đánh dấu lại đoạn chưa hiểu, sau này sẽ có dịp quay lại. Nhưng diều tuyệt vời là ở chỗ, khi tiếp tục đọc, có rất nhiều từ và ý khó sẽ được giải nghĩa, hoặc bạn sẽ hiểu được một cách tự nhiên khi não thu thập đủ các dữ liệu.

C- Nghỉ: 30' một lần, cần phải dành cho bộ não, mắt, cõ thể được nghỉ ngơi trong vòng 5 phút. Ðứng dậy, hít thở, (hay vặn vẹo cái lưng một tí). Khi đọc tập trung, đôi khi quên cả chớp mắt lẫn hít thở. Ðiều này không tốt cho sức khoẻ và trí nhớ. Quan trọng hơn cả là trong lúc này, bộ não bắt sẽ sắp xếp lại dữ liệu vừa thu nhận được vào trong vào đúng các "thư mục" thích hợp. Ví dụ tên người sẽ rơi và "thư mục" "contacts", món bún đậu sẽ rõi vào thý mục "ăn quà vặt" Tongue (chẹp chẹp), etc.

D- Ôn lại: có hai kiểu nhớ: ngắn hạn và dài hạn. Nếu được ôn lại một cách khoa học, thì những gì cần nhớ sẽ tồn tại rất lâu, đôi khi là mãi mãi vì mỗi khi cần nhớ lại các chi tiết này, các "file thư mục" trong bộ não sẽ được mở ra để lấy thông tin cần thiết. Có hai cách ôn lại:

*/ Cách của Tony Buzan: Lần 1: ngay sau khi đọc khoảng 1 tiếng. Lần 2: sau 1 ngày. Lần 3: sau 1 tuần. Lần 4: sau 2 tuần. Lần 5: sau 1 tháng. Lần 6: sau 6 tháng --> Lúc này thì không quên nổi nữa.

*/ Cách của Scott Bonstein: xem lại 7 lần trong vòng 10 ngày.

E- Thái độ: điều quan trọng nhất để đọc hiệu quả có lẽ là thái độ. Cần phải giữ một thái độ lạc quan và tự tin là mình có thể làm được và làm dễ dàng. Scott Bonstein dùng câu: "It's easy, and I like it" để tự nói với mình trước khi đọc.

F- Tư thế ngồi và môi trường đọc: cần tạo cho mình một môi trường thật thoải mái, gọn gàng. Ngồi ngay ngắn trên ghế, hai chân đặt thẳng thắn trên sàn, thẳng lưng. Ánh sáng cần phải đủ. Nếu mùa đông ngồi đọc sách trong chăn thì thôi rồi, sáng ra nhiều khi thấy quyển sách lủi thủi quăn queo nằm góc nào đó. Sách cần được đặt thẳng trên bàn.


Ðọc sách sẽ hiệu quả hơn nếu đọc có "phương pháp". Sau đây là một phương pháp rất hiệu quả.

1. Xem lướt: bước đầu tiên để đọc một quyển sách đó là xem lướt. Lướt qua nhanh tất cả các trang sách. Bước này có hai ý nghĩa: thứ nhất là để có một cái nhìn tổng thể về đề tài mình chuẩn bị đọc. Thứ hai, theo khoa học, là để "khởi động" bộ não. Bộ não nhận ra những từ hay xuất hiện trong quyển sách, những bức tranh hay đồ thị... để mở những "ngăn kéo"/file chứa kiến thức thích hợp sẵn có trong bộ não. Khi được chuẩn bị, những gì được đọc sẽ dễ dàng được tiếp nhận.

Ở bước này, xem mục lục, tiêu ðề, tranh vẽ, chú thích, các biểu ðồ, ðại loại là tất cả những gì "đập" vào mắt đầu tiên.

2. Tìm hiểu: sau khi đọc lướt và có một cái nhìn tổng thể về quyển sách. Quay trở lại lướt qua đọc "thân bài" (body). Ðọc lướt thôi à nha, đừng có cắm cúi đọc luôn. Từ đó hãy đánh dấu những mục quan trọng/thú vị bằng bút chì ðể xem kĩ những mục này trong quá trình đọc. Từ đây quyết định phần nào đọc, phần nào bỏ qua, phần nào xem kĩ, phần nào xem lướt, etc. trong bước tới. Ghi lại những câu hỏi về đoạn này để sau này trả lời. Ðọc sách là đi tìm câu trả lời mà. Ví dụ: làm thế nào để được "yêu" ngay từ cái nhìn đầu tiên? Mình vẫn chưa tìm được câu trả lời này. Hehe.

3. Ðọc: bây giờ thì đọc thiệt. Giữ tốc độ đều đặn, lúc này sẽ thấy đọc rất nhanh và tiếp thu được những điều đọc được dễ dàng.

Sẽ đặc biệt hiệu quả khi đọc để tìm kiếm thông tin (ví dụ như đọc sách tài liệu), bây giờ thì bạn biết chắc chắn là mình sẽ cần đọc ở đâu hơn cả và đã có cho mình chỉ dẫn rồi, chỉ cần cứ thế mà theo thôi.

Với sách dễ đọc, sau khi luyện tập một thời gian với phương pháp này, chỉ cần vài giờ là có thể đọc xong một quyển sách 200 trang.

Với sách khó đọc, cứ đọc mà không cần phải hiểu ngay, cứ đọc bình thường thôi. Ðọc một lần rồi, lần sau quay lại đọc tiếp đã thấy bao nhiêu điều sáng tỏ ra rồi.

Nhớ trả lời các câu hỏi đã được hỏi ở bước trước.

4. Ôn lại: đặc biệt quan trọng. Có thể viết lại tóm tắt, vẽ Mind map, trình bày, kể lại,... với người khác. Khi có thể trình bày đýợc tài liệu đọc bằng ngôn ngữ của chính mình, lúc này kiến thức này đã thực sự trở thành của bạn.

Ai mà đang ôn TOEFL hay IELTS thì sẽ thấy phương pháp này tuyệt thế nào. Bạn cũng có thể có phương pháp của riêng mình. Hãy chia sẻ với bọn mình nhé!



Nguồn: Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét