Dù văn hóa tiêu dùng của mỗi xã hội mỗi khác nhưng vẫn có điểm chung và không bất di bất dịch mà mỗi năm mỗi khác tùy theo các thay đổi của môi trường sống, các tiến bộ khoa học, sự xuất hiện của các sản phẩm mới, dịch vụ mới và tâm lý con người.
Các nhà phân tích và tư vấn thị trường đã đưa ra 5 yếu tố tâm lý tác động mạnh nhất đến xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
1. Muốn dung nạp nhiều thông tin hơn trong thời đại bội thực thông tin
Dù các nhà khoa học đang cố kéo dài tuổi thọ con người thì bội thực thông tin vì thiếu thời gian tiêu hóa nó vẫn là bài toán khó giải. Trên thực tế, con người đương đại phải tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc, ví dụ như vừa lướt trên net vừa xem truyền hình; vừa lái xe vừa trò chuyện điện thoại; vừa check email trên PDA vừa dự họp. Hậu quả của việc ít có thời gian tập trung lâu vào một thông tin nào là trí nhớ chúng ta cũng sẽ mất nhiều cái đáng nhớ hơn, thậm chí gây ra trầm cảm và stress.
Triệu chứng mất trí nhớ tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm (cả đông dược và tây dược) giúp phục hồi trí nhớ ra đời cùng với các khóa hướng dẫn cách nhớ lâu. Không nhớ được bằng trí óc thì người ta nhờ các trợ thủ khác.
Thế hệ tương lai muốn tất cả những gì họ từng trải qua và đáng nhớ phải được lưu lại trong thẻ nhớ. Đáp ứng yêu cầu này là mục tiêu chính của một ngành công nghiệp có doanh thu đến 2,5 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2002 và còn tăng nữa. Trong số các giải pháp lưu giữ sáng tạo có Memory Maker Photo Bracelets (một vòng đeo tay mà người mang có thể lưu giữ nhiều hình ảnh kỹ thuật số) với hơn 1 triệu chiếc đã bán hết chỉ trong 6 tháng.
2. Sợ “đồng phục”, muốn độc đáo và độc nhất
Tầng lớp trung lưu tại nhiều nước có thói quen khẳng định giai tầng kinh tế của mình bằng việc mua sắm và giải trí. Reinier Evers, người sáng lập Công ty theo dõi xu hướng Trendwatching, gọi đây là “triệu chứng hãnh tiến và đua đòi”. Theo Công ty tư vấn The Boston Consulting Group, thị trường hàng xa xỉ tại Mỹ tăng trưởng 15% mỗi năm, đạt 400 tỷ USD và sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2010. Khi chúng ta đứng trước các món hàng hoặc khi phải trang trí ngôi nhà của mình, khát vọng về sự xa xỉ luôn vượt lên trước sự tiện lợi và tiện nghi dù sự xa xỉ đó không cần thiết. Bề ngoài và tác phong cũng được chú trọng hơn trước.
Phong trào xăm cơ thể, xỏ lỗ tiếp tục phát triển như khát vọng “tự khẳng định” mình, để tách mình khỏi đám đông “đồng phục”. Muốn “độc đáo”, “không đụng hàng”, “độc nhất” là tâm lý tiêu dùng khá phổ biến hiện nay. Tâm lý này lan sang cả giai tầng giàu có thích chơi nổi tại những nước nghèo. Theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, trong khi doanh số quần áo may sẵn nói chung năm 2004 chỉ đạt 166 tỷ USD, giảm 5,1% tại Mỹ thì doanh số các loại áo pull với khẩu hiệu “chỉ có mình tôi thôi” tăng 2,2%, đạt 17 tỷ USD.
Giới trẻ thời đại hip-hop còn thích một cõi trời riêng “thế giới thứ ba” biệt lập với hai thế giới kia (nơi làm việc và gia đình). Các chuỗi cửa hàng như McDonald’s, Starbucks, Panera Bread và Barnes & Noble đều có những không gian riêng “thế giới thứ ba” như một môi trường thuận lợi, tương đối riêng tư với đầy đủ phương tiện máy móc và thiết bị làm việc phục vụ khách hàng có nhu cầu thoát ly gia đình.
3. Ngại làm những công việc lặt vặt
Thay vì tự làm công việc nhà, làm vườn, dọn dẹp, chúng ta sẽ thích thuê người khác làm hơn để còn tập trung vào việc khác. Chức năng nội trợ của người vợ sẽ chuyển phần lớn cho công ty dịch vụ gia đình. Các dịch vụ đơn giản làm đẹp, khám bệnh, sửa chữa không thực hiện tại cửa tiệm, bệnh viện, viện thẩm mỹ nữa mà được làm tại tận hộ gia đình hoặc tại cơ quan vào giờ nghỉ trưa.
Điện thoại di động và máy tính xách tay cho phép con người ngồi tại chỗ đưa ra các yêu cầu của mình. Khi không làm việc, con người nghiện mua sắm hơn trước nhưng lại lười biếng bước xuống xe hoặc đến tận cửa hàng, dù họ biết làm vậy là đánh mất “quyền trả giá và chọn lựa” của mình. Thời gian nhàn rỗi ít khiến nhiều người tiêu dùng không còn thích thú hưởng cái quyền này nữa. Nhưng trong xã hội cạnh tranh cao độ họ không lo bị “bóc lột”. Để thỏa mãn những “thượng đế” lười, mô hình dịch vụ cung cấp tận nơi sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên, lạc lõng trong chúng ta vẫn còn những người thích tự làm việc, không thích thuê và không tin vào người khác. Họ được xem là thành phần “chống xu hướng” chung của xã hội.
4. Tuổi vàng tiêu thụ
“Hãy xếp thành phần khách hàng 19 tuổi còn đi học, khách hàng 37 tuổi đã có công ăn việc làm và khách hàng trung niên 45 tuổi đã có cháu bế vào chung thành phần 35 tuổi” - đó là lời khuyên của một công ty tư vấn tiêu dùng. Khi người già thích quay về với suối nguồn tuổi trẻ và người trẻ muốn sớm có tương lai như người già, thì nói như tờ Los Angeles Times trong một bài viết mới đây thì tuổi “ngưỡng cửa trẻ già” 35 là “tuổi vàng” tiêu thụ. Ai đánh đúng thị hiếu của lứa tuổi này người đó sẽ thắng. Nhưng dù ở lứa tuổi nào, béo phì cũng là vấn nạn.
Tâm lý này cũng tạo cơ hội cho kinh doanh. Kinh doanh béo phì có hai mặt, mặt này là giúp người béo giảm cân, giúp sống chung với béo sao cho thoải mái nhất, còn mặt kia là cung cấp trang phục, phụ tùng và những tiện nghi khác thích hợp với họ. Thị trường trang phục và các trang thiết bị kích cỡ lớn dành cho người béo cũng phát triển mạnh.
5. Cam kết ngắn hạn
Sống trong một thế giới đầy hoài nghi, bất an và tị hiềm, con người sẽ ít có những cam kết lâu dài như trước. Từ gia đình ra xã hội các cam kết đều ngắn hạn cho phù hợp với các tình thế mới trong từng lĩnh vực. Lúc đó cuộc sống trở nên mong manh hơn nhưng lý thú hơn vì sự thay đổi luôn tạo ra những cái mới, thỏa mãn trí tò mò.
Khi thực trạng này xảy ra, các nhà lập pháp và tòa án cũng phải định nghĩa lại hôn nhân cho phù hợp với trào lưu mới. Người già sẽ sống cùng nhau nhiều hơn trong các viện dưỡng lão, hôn nhân bền vững sẽ bị hôn nhân ngắn hạn lấn lướt, số phụ nữ độc thân có con cũng tăng, tuổi thọ ngày càng cao làm phát sinh nhiều vấn đề cho cả gia đình lẫn xã hội.
Xu hướng xin con nuôi và mang thai hộ phát triển, giải quyết sự cô đơn bằng cách sống chung bạn bè sẽ đe dọa kiểu sống gia đình. Con người vẫn quan tâm đến một mái nhà nhưng khái niệm về mái nhà chung cũng thay đổi. Khái niệm về đạo đức trong hôn nhân cũng thay đổi.
Các nhà phân tích và tư vấn thị trường đã đưa ra 5 yếu tố tâm lý tác động mạnh nhất đến xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
1. Muốn dung nạp nhiều thông tin hơn trong thời đại bội thực thông tin
Dù các nhà khoa học đang cố kéo dài tuổi thọ con người thì bội thực thông tin vì thiếu thời gian tiêu hóa nó vẫn là bài toán khó giải. Trên thực tế, con người đương đại phải tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc, ví dụ như vừa lướt trên net vừa xem truyền hình; vừa lái xe vừa trò chuyện điện thoại; vừa check email trên PDA vừa dự họp. Hậu quả của việc ít có thời gian tập trung lâu vào một thông tin nào là trí nhớ chúng ta cũng sẽ mất nhiều cái đáng nhớ hơn, thậm chí gây ra trầm cảm và stress.
Triệu chứng mất trí nhớ tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm (cả đông dược và tây dược) giúp phục hồi trí nhớ ra đời cùng với các khóa hướng dẫn cách nhớ lâu. Không nhớ được bằng trí óc thì người ta nhờ các trợ thủ khác.
Thế hệ tương lai muốn tất cả những gì họ từng trải qua và đáng nhớ phải được lưu lại trong thẻ nhớ. Đáp ứng yêu cầu này là mục tiêu chính của một ngành công nghiệp có doanh thu đến 2,5 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2002 và còn tăng nữa. Trong số các giải pháp lưu giữ sáng tạo có Memory Maker Photo Bracelets (một vòng đeo tay mà người mang có thể lưu giữ nhiều hình ảnh kỹ thuật số) với hơn 1 triệu chiếc đã bán hết chỉ trong 6 tháng.
2. Sợ “đồng phục”, muốn độc đáo và độc nhất
Tầng lớp trung lưu tại nhiều nước có thói quen khẳng định giai tầng kinh tế của mình bằng việc mua sắm và giải trí. Reinier Evers, người sáng lập Công ty theo dõi xu hướng Trendwatching, gọi đây là “triệu chứng hãnh tiến và đua đòi”. Theo Công ty tư vấn The Boston Consulting Group, thị trường hàng xa xỉ tại Mỹ tăng trưởng 15% mỗi năm, đạt 400 tỷ USD và sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2010. Khi chúng ta đứng trước các món hàng hoặc khi phải trang trí ngôi nhà của mình, khát vọng về sự xa xỉ luôn vượt lên trước sự tiện lợi và tiện nghi dù sự xa xỉ đó không cần thiết. Bề ngoài và tác phong cũng được chú trọng hơn trước.
Phong trào xăm cơ thể, xỏ lỗ tiếp tục phát triển như khát vọng “tự khẳng định” mình, để tách mình khỏi đám đông “đồng phục”. Muốn “độc đáo”, “không đụng hàng”, “độc nhất” là tâm lý tiêu dùng khá phổ biến hiện nay. Tâm lý này lan sang cả giai tầng giàu có thích chơi nổi tại những nước nghèo. Theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, trong khi doanh số quần áo may sẵn nói chung năm 2004 chỉ đạt 166 tỷ USD, giảm 5,1% tại Mỹ thì doanh số các loại áo pull với khẩu hiệu “chỉ có mình tôi thôi” tăng 2,2%, đạt 17 tỷ USD.
Giới trẻ thời đại hip-hop còn thích một cõi trời riêng “thế giới thứ ba” biệt lập với hai thế giới kia (nơi làm việc và gia đình). Các chuỗi cửa hàng như McDonald’s, Starbucks, Panera Bread và Barnes & Noble đều có những không gian riêng “thế giới thứ ba” như một môi trường thuận lợi, tương đối riêng tư với đầy đủ phương tiện máy móc và thiết bị làm việc phục vụ khách hàng có nhu cầu thoát ly gia đình.
3. Ngại làm những công việc lặt vặt
Thay vì tự làm công việc nhà, làm vườn, dọn dẹp, chúng ta sẽ thích thuê người khác làm hơn để còn tập trung vào việc khác. Chức năng nội trợ của người vợ sẽ chuyển phần lớn cho công ty dịch vụ gia đình. Các dịch vụ đơn giản làm đẹp, khám bệnh, sửa chữa không thực hiện tại cửa tiệm, bệnh viện, viện thẩm mỹ nữa mà được làm tại tận hộ gia đình hoặc tại cơ quan vào giờ nghỉ trưa.
Điện thoại di động và máy tính xách tay cho phép con người ngồi tại chỗ đưa ra các yêu cầu của mình. Khi không làm việc, con người nghiện mua sắm hơn trước nhưng lại lười biếng bước xuống xe hoặc đến tận cửa hàng, dù họ biết làm vậy là đánh mất “quyền trả giá và chọn lựa” của mình. Thời gian nhàn rỗi ít khiến nhiều người tiêu dùng không còn thích thú hưởng cái quyền này nữa. Nhưng trong xã hội cạnh tranh cao độ họ không lo bị “bóc lột”. Để thỏa mãn những “thượng đế” lười, mô hình dịch vụ cung cấp tận nơi sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên, lạc lõng trong chúng ta vẫn còn những người thích tự làm việc, không thích thuê và không tin vào người khác. Họ được xem là thành phần “chống xu hướng” chung của xã hội.
4. Tuổi vàng tiêu thụ
“Hãy xếp thành phần khách hàng 19 tuổi còn đi học, khách hàng 37 tuổi đã có công ăn việc làm và khách hàng trung niên 45 tuổi đã có cháu bế vào chung thành phần 35 tuổi” - đó là lời khuyên của một công ty tư vấn tiêu dùng. Khi người già thích quay về với suối nguồn tuổi trẻ và người trẻ muốn sớm có tương lai như người già, thì nói như tờ Los Angeles Times trong một bài viết mới đây thì tuổi “ngưỡng cửa trẻ già” 35 là “tuổi vàng” tiêu thụ. Ai đánh đúng thị hiếu của lứa tuổi này người đó sẽ thắng. Nhưng dù ở lứa tuổi nào, béo phì cũng là vấn nạn.
Tâm lý này cũng tạo cơ hội cho kinh doanh. Kinh doanh béo phì có hai mặt, mặt này là giúp người béo giảm cân, giúp sống chung với béo sao cho thoải mái nhất, còn mặt kia là cung cấp trang phục, phụ tùng và những tiện nghi khác thích hợp với họ. Thị trường trang phục và các trang thiết bị kích cỡ lớn dành cho người béo cũng phát triển mạnh.
5. Cam kết ngắn hạn
Sống trong một thế giới đầy hoài nghi, bất an và tị hiềm, con người sẽ ít có những cam kết lâu dài như trước. Từ gia đình ra xã hội các cam kết đều ngắn hạn cho phù hợp với các tình thế mới trong từng lĩnh vực. Lúc đó cuộc sống trở nên mong manh hơn nhưng lý thú hơn vì sự thay đổi luôn tạo ra những cái mới, thỏa mãn trí tò mò.
Khi thực trạng này xảy ra, các nhà lập pháp và tòa án cũng phải định nghĩa lại hôn nhân cho phù hợp với trào lưu mới. Người già sẽ sống cùng nhau nhiều hơn trong các viện dưỡng lão, hôn nhân bền vững sẽ bị hôn nhân ngắn hạn lấn lướt, số phụ nữ độc thân có con cũng tăng, tuổi thọ ngày càng cao làm phát sinh nhiều vấn đề cho cả gia đình lẫn xã hội.
Xu hướng xin con nuôi và mang thai hộ phát triển, giải quyết sự cô đơn bằng cách sống chung bạn bè sẽ đe dọa kiểu sống gia đình. Con người vẫn quan tâm đến một mái nhà nhưng khái niệm về mái nhà chung cũng thay đổi. Khái niệm về đạo đức trong hôn nhân cũng thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét