Năm 2010, các mạng xã hội thậm chí sẽ càng phổ biến hơn, được ứng dụng trên thiết bị di động nhiều hơn, chiếm ưu thế hơn.
Năm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace. Vậy có thể hình dung truyền thông xã hội thế nào trong năm 2010?
Các xu hướng gần chúng ta có thể sớm nhìn thấy trong năm tới là:
1. Các mạng xã hội bắt đầu bớt đi tính xã hội
Với sự phát triển phổ biến hơn của hệ thống mạng xã hội, nhóm, danh mục và mạng ngách, các mạng này bắt đầu trở nên “độc quyền”hơn. Không phải ai cũng có thể nhanh chóng làm quen tính năng mới - tính năng tạo danh mục - của Twitter, và khi các mạng được lan truyền rộng rãi, có khả năng các hành vi của cư dân mạng như “ẩn giấu” đi những thông tin cập nhật sẽ trở nên phổ biến hơn, những thông tin này vốn thường xuất hiện trong tính năng cập nhật tin tức mới của Facebook.
Có lẽ đây chưa hẳn là việc thiếu đi tính xã hội, nhưng nó dường như cho ta thấy việc tách giá trị ra khỏi hệ thống mạng - trong khi loại bỏ những tính năng rườm rà.
2. Các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mở rộng phát triển
Có tương đối ít các công ty lớn vạch ra các sáng kiến mang tính xã hội vượt xa được các sáng kiến tiếp thị và truyền thông độc đáo. Dịch vụ mới Twelpforce của hãng Best Buy đã huy động hàng trăm nhân viên trợ giúp khách hàng thông qua tiểu blog Twitter. Những nhân viên này được giám sát thông qua một hệ thống tích hợp có tính năng theo dõi những người truy cập. Đây là một dấu hiệu mới cho năm 2010, khi mà các công ty có xu hướng giảm chi phí và dự tính phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ mạng xã hội.
3. Kinh doanh truyền thông xã hội có vai trò ngày càng quan trọng
Các mạng tương đối mới như Foursquare được chào đón nhờ việc tập trung vào tính năng cung cấp mạng cho khu vực và điện thoại di động. Tuy nhiên, trò chơi trong mạng này cũng có chất lượng tương tự đối với cư dân mạng như các mạng khác. Các thành viên tham gia nhận được sự khích lệ và giải thưởng qua từng cấp độ cao hơn. Và công nghệ này nhắc nhở bạn rằng bạn bè của bạn chỉ cách 1 bước là có thể đánh cắp “chức thị trưởng” mong ước của bạn. Khi các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong và ngoài mạng, họ có thể áp dụng chính sách “củ cà rốt” để tăng tính cạnh tranh thân thiện.
4. Các công ty sẽ có chính sách truyền thông xã hội (và điều này thật sự cần thiết)
Nếu công ty bạn đang làm việc chưa có một chính sách truyền thông xã hội với những quy định cụ thể về việc “liên kết” với các mạng xã hội khác, điều này rất có thể sẽ thay đổi trong năm tới. Từ việc tự cân nhắc bản thân bạn như một nhân viên trong cuộc cạnh tranh giữa các mạng xã hội, có thể bạn sẽ nhận thấy điều gì là hợp lí cho công ty mình khi đặt chân vào giới truyền thông xã hội.
5. Di động trở thành điểm mấu chốt của truyền thông xã hội
Cùng lúc với việc nghiêm cấm sử dụng các mạng xã hội của khoảng 70% các công ty thì doanh số bán hàng của các loại điện thoại thông minh “smartphone” ngày càng tăng, dường như dân cư mạng sẽ tìm cách “thỏa mãn” cơn nghiện truyền thông xã hội của mình thông qua các thiết bị di động. Thậm chí họ còn tranh thủ cả thời gian nghỉ ngắn ngủi nơi công sở để truy cập vào các mạng xã hội, miễn là tín hiệu di động hoạt động tốt và tránh được tai mắt của công ty. Kết quả là chúng ta sẽ thấy có thêm nhiều phiên bản di động từ mạng xã hội ưa thích.
6. Email không còn là phương tiện duy nhất để chia sẻ
Bài viết “Ứng dụng công nghệ iPhone” của tờ New York Times gần đây mới cập nhật thêm tính năng chia sẻ, cho phép người sử dụng dễ dàng chia sẻ một bài báo thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Nhiều website cũng đã ứng dụng tính năng này, và rất có thể tính năng này sẽ trở thành trào lưu chính trong hành vi của cư dân mạng thay cho thói quen sử dụng email trước kia. Và chắc hẳn những nhà cung cấp nội dung sẽ rất hài lòng khi khiến họ lựa chọn theo cách này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét