1. Nguyên tắc chung
{VnTim™} Để gõ các chữ cái Việt có dấu bạn phải gõ chữ cái chính trước, sau đó gõ các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Các kiểu gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy định các phím bấm khác nhau cho các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Tuy bạn có thể gõ phím dấu ngay sau các chữ cái gốc, nhưng điều này dễ dẫn đến việc bỏ dấu không nhât quán. Ví dụ: chữ toán có thể được viết thành tóan. Với UniKey, bạn nên gõ dấu ở cuối từ và UniKey sẽ luôn tự động đặt dấu đúng vào chữ cái cần thiết.
Trạng thái chữ hoa, thường phụ thuộc vào trạng thái của các phím SHIFT và CAPS LOCK. Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
2. Kiểu gõ TELEX
Bảng 1. Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ TELEX
s -> Sắc
f -> Huyền
r -> Hỏi
x -> Ngã
j -> Nặng
z -> Xoá dấu đã đặt.
Ví dụ:
toansz = toan
w Dấu trăng trong chữ ă, dấu móc trong các chữ ư, ơ.
Chữ w đơn lẻ tự động chuyển thành chư ư.
aa â
dd đ
ee ê
oo ô
[ Gõ nhanh chữ ư
] Gõ nhanh chữ ơ
Ví dụ:
tieengs Vieetj = tiếng Việt
dduwowngf = đường
Với các bảng mã có chữ hoa có dấu (Unicode, hoặc các bảng mã 2 byte) , bạn chỉ cần gõ chữ gốc là chữ hoa, còn các dấu thanh, dấu mũ có thể gõ phím chữ thường
Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Nếu dùng font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toanfs = toán, toansz = toan.
Bạn nên gõ phím dấu ở cuối từ để UniKey đặt dấu vào vị trí đúng chính tả tiếng Viêt. Ví dụ: để gõ chữ "hoàng", thay vì gõ hofang hay hoafng, hãy gõ hoangf.
3. Kiểu gõ VNI
Kiểu gõ VNI sử dụng các phím số để gõ chữ tiếng Việt.
Bảng 2. Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ VNI
1 -> sắc
2 -> huyền
3 -> hỏi
4 -> ngã
5 -> nặng
6 -> dấu mũ trong các chữ â, ê, ô
7 -> dấu móc trong các chữ ư, ơ
8 -> dấu trăng trong chữ ă
d9 -> chữ đ
0 -> xóa dấu thanh
Ví dụ:
tie6ng1 Vie6t5 = tiếng Việt
d9u7o7ng2 = đường
Bạn cũng có thể gõ các dấu mũ, móc, trăng ở cuối từ
. Khi đó, có thể gõ: duong9772 = đường.
Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toan21 = toán, toan10 = toan
4. Kiểu gõ VIQR
Cần phân biệt kiểu gõ VIQR với bảng mã VIQR. Kiểu gõ là phương pháp bạn dùng để nhập các ký tự tiếng Việt, và độc lập với bảng mã. Bảng mã là cách thể hiện các ký tự tiếng Việt. Bạn có thể dùng kiểu gõ VIQR để nhập tiếng Việt cho các bảng mã (font) Unicode, VNI, TCVN... Ngược lại bạn cũng có thể gõ kiểu TELEX, hoặc VNI cho các bảng mã VIQR, Unicode...
Bảng 3. Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ VIQR
' (single quote) -> sắc
`(grave accent) -> huyền
? -> hỏi
~ (tilde) -> ngã
. (full stop) -> nặng
^ -> dấu mũ trong các chữ â, ê, ô
+ -> dấu móc trong các chữ ư, ơ
( -> dấu trăng trong chữ ă
dd -> chữ đ
0 -> xóa dấu thanh
\ -> phím thoát dấu
Ví dụ:
tie^’ng Vie^.t = tiếng Việt
ddu+o+`ng = ddu+o+ng` = đường
Bạn cũng có thể gõ các dấu mũ, móc, trăng ở cuối từ .
Khi đó, có thể gõ: duongd++` = đường.
Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.
Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toan`' = toán, toan'0 = toan.
Để gõ các dấu hỏi, chấm mà không bị UniKey xử lý phím dấu, bạn có thể bấm phím thoát (\) trước khi bấm các phím đó. Ví dụ: tan? = tản, tan \ ? = tan?.
Bảng thống kê tổng hợp 3 kiểu gõ : TELEX, VNI, VIQR
Chúc các bạn vui vẻ và nhớ gõ tiếng việt có dấu cho dễ đọc nhé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét