Chọn người để kết nối, hợp tác làm việc... nên theo những tiêu chí nào về cảm xúc? Những dấu chỉ khác biệt nào về cảm xúc nói lên bản chất nhân văn của đối tác?
Thời gian gần đây, trên thị trường lao động bậc cao, giới săn đầu người (head hunter) chú trọng lựa chọn nhân sự theo các tiêu chí của EQ (Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc). Không như chỉ số IQ đơn thuần đo lường về trí lực, EQ ngoài việc đo cảm xúc còn đo cả tâm lực và trí lực dưới dạng trí tuệ của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc (Emotional Intelligence).
Một cuộc thăm dò của công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới A.T.Kearney cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp (và cả những nơi mai mối tình duyên) đã lo thu hút đầu tư chủ yếu bằng chỉ số EQ. Trên tất cả, họ coi trọng cái tâm của con người khi lựa chọn nhân sự đối tác.
Qua thực tiễn đối chứng khi chọn người, dùng người đạt hiệu quả thấp hoặc cao, giữa các nhà tâm lý, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp đã có sự trùng hợp khi đưa ra các tiêu chí phân loại và đánh giá nhân sự. Theo đó, họ vạch rõ sự khác biệt giữa người tầm thường và người thanh cao về mặt cảm xúc trong ứng xử và trong công việc. Từ sự khác biệt ấy sẽ dẫn tới chất lượng và hiệu quả thấp hay cao khi hợp tác.
Dưới đây là 10 tiêu chí khác biệt, họ căn cứ vào đó để đào thải hay lựa chọn người:
1. Người tầm thường dễ nổi giận.
Người thanh cao biết kiềm chế.
2. Người tầm thường khoái nhìn hình thức.
Người thanh cao muốn biết nội tâm.
3. Người tầm thường thích danh xưng bên ngoài.
Người thanh cao chú trọng đến thực chất.
4. Người tầm thường ưa định kiến, cố chấp.
Người thanh cao biết khoan dung, rộng lượng.
5. Người tầm thường coi nụ cười là xa xỉ.
Người thanh cao xem nụ cười là thân thiện.
6. Người tầm thường thích hoài niệm và ôm chặt quá khứ.
Người thanh cao thích nỗ lực để hướng tới tương lai.
7. Người tầm thường vô cảm khi thì giờ trôi qua.
Người thanh cao bức xúc khi thì giờ bị chết.
8. Người tầm thường tìm lạc thú khi hưởng thụ.
Người thanh cao tìm khoái cảm khi cống hiến.
9. Người tầm thường mua sắm những thứ mình ưa thích.
Người thanh cao chỉ mua những thứ mình rất cần.
10. Người tầm thường kín đáo xài “chùa” tài sản chung.
Người thanh cao lặng thầm vun vén cho công quỹ.
Những cảm xúc tiêu cực (như nổi giận, đố kỵ, hiềm khích...) bao giờ cũng gây áp lực đẩy EQ xuống rất thấp. Còn cảm xúc nào có tác dụng thăng hoa EQ mạnh nhất? Bill Gates - người khai sinh Tập đoàn Microsoft - đã cho ta lời đáp khi ông nói chuyện với sinh viên ĐHBK Hà Nội năm 2006. Bill Gates khẳng định: “Làm bất cứ việc gì với niềm say mê miệt mài nhất, dốc hết khả năng cao nhất... cho những ai ta có thể, với những gì ta có thể và ở nơi nào ta đang sống. Đó là cảm xúc sống, cũng là phương châm sống rất EQ của những người... biết sống”.
Nhà nghiên cứu tâm lý QUANG DƯƠNG
Thời gian gần đây, trên thị trường lao động bậc cao, giới săn đầu người (head hunter) chú trọng lựa chọn nhân sự theo các tiêu chí của EQ (Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc). Không như chỉ số IQ đơn thuần đo lường về trí lực, EQ ngoài việc đo cảm xúc còn đo cả tâm lực và trí lực dưới dạng trí tuệ của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc (Emotional Intelligence).
Một cuộc thăm dò của công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới A.T.Kearney cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp (và cả những nơi mai mối tình duyên) đã lo thu hút đầu tư chủ yếu bằng chỉ số EQ. Trên tất cả, họ coi trọng cái tâm của con người khi lựa chọn nhân sự đối tác.
Qua thực tiễn đối chứng khi chọn người, dùng người đạt hiệu quả thấp hoặc cao, giữa các nhà tâm lý, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp đã có sự trùng hợp khi đưa ra các tiêu chí phân loại và đánh giá nhân sự. Theo đó, họ vạch rõ sự khác biệt giữa người tầm thường và người thanh cao về mặt cảm xúc trong ứng xử và trong công việc. Từ sự khác biệt ấy sẽ dẫn tới chất lượng và hiệu quả thấp hay cao khi hợp tác.
Dưới đây là 10 tiêu chí khác biệt, họ căn cứ vào đó để đào thải hay lựa chọn người:
1. Người tầm thường dễ nổi giận.
Người thanh cao biết kiềm chế.
2. Người tầm thường khoái nhìn hình thức.
Người thanh cao muốn biết nội tâm.
3. Người tầm thường thích danh xưng bên ngoài.
Người thanh cao chú trọng đến thực chất.
4. Người tầm thường ưa định kiến, cố chấp.
Người thanh cao biết khoan dung, rộng lượng.
5. Người tầm thường coi nụ cười là xa xỉ.
Người thanh cao xem nụ cười là thân thiện.
6. Người tầm thường thích hoài niệm và ôm chặt quá khứ.
Người thanh cao thích nỗ lực để hướng tới tương lai.
7. Người tầm thường vô cảm khi thì giờ trôi qua.
Người thanh cao bức xúc khi thì giờ bị chết.
8. Người tầm thường tìm lạc thú khi hưởng thụ.
Người thanh cao tìm khoái cảm khi cống hiến.
9. Người tầm thường mua sắm những thứ mình ưa thích.
Người thanh cao chỉ mua những thứ mình rất cần.
10. Người tầm thường kín đáo xài “chùa” tài sản chung.
Người thanh cao lặng thầm vun vén cho công quỹ.
Những cảm xúc tiêu cực (như nổi giận, đố kỵ, hiềm khích...) bao giờ cũng gây áp lực đẩy EQ xuống rất thấp. Còn cảm xúc nào có tác dụng thăng hoa EQ mạnh nhất? Bill Gates - người khai sinh Tập đoàn Microsoft - đã cho ta lời đáp khi ông nói chuyện với sinh viên ĐHBK Hà Nội năm 2006. Bill Gates khẳng định: “Làm bất cứ việc gì với niềm say mê miệt mài nhất, dốc hết khả năng cao nhất... cho những ai ta có thể, với những gì ta có thể và ở nơi nào ta đang sống. Đó là cảm xúc sống, cũng là phương châm sống rất EQ của những người... biết sống”.
Nhà nghiên cứu tâm lý QUANG DƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét