Bạn hãy tách mình ra khỏi cuộc sống náo nhiệt trong chốc lát và hãy để ý xem, những thông điệp quảng cáo nào đang bủa vây chúng ta, trong hộp thư, trong máy tính, trên đài báo, ti vi và vô số các phương tiện truyền thông khác. |
Bạn hãy đọc các quảng cáo đó và hãy suy nghĩ “Liệu mình có nên mua sản phẩm này không?”. Nếu như câu trả lời là “Không” thì bạn hãy hỏi tại sao. Còn nếu câu trả lời là “Có” thì bạn cũng hãy hỏi mình vì lý do gì. Điều gì khiến các tin quảng cáo đó hấp dẫn hoặc ngược lại, chẳng có gì thu hút sự chú ý của bạn cả?
Phần lớn các quảng cáo mà ngày nay bạn đọc đều được viết rất tồi. Chúng gây ra tâm lý băn khoăn trong các khách hàng tiềm năng mà không vẽ ra được viễn cảnh thôi thúc nguyện vọng của họ khiến họ phải đặt mua hàng ngay, chúng chỉ tập trung miêu tả các đặc điểm nổi trội của sản phẩm mà không nêu bật lên được các lợi ích mà việc tiêu dùng sản phẩm mang lại. Quảng cáo không thành công chính là nguyên nhân thất bại của đa số các doanh nghiệp, mặc dù bên cạnh nguyên nhân này còn vô số các nguyên nhân khác.
Nếu như bạn muốn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp kinh doanh thì bạn phải học cách viết quảng cáo có hiệu quả và cách buộc khách hàng phải đặt mua sản phẩm của bạn NGAY TỨC THÌ! Đó chính là điều mà chúng ta sẽ phân tích t`rong bài viết này, vì thế, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thay đổi cách thức viết quảng cáo cho các sản phẩm của mình, cũng như đón nhận các đơn đặt hàng bay đến nườm nượp vào hộp thư điện tử của bạn.
Trong mỗi chúng ta đều có tài năng sáng tạo giúp ta “hái ra tiền”, điều quan trọng là bạn phải học cách phát huy và tận dụng nó. Trong bài viết ngắn này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mục đích của quảng cáo và 12 tuyệt chiêu viết quảng cáo.
Bạn đang kinh doanh công việc gì, cửa hàng của bạn lớn hay nhỏ, bạn mở dịch vụ tư vấn hay nhận đơn đặt hàng qua bưu điện, hoặc thậm chí là dịch vụ quét dọn nhà cửa thì bạn vẫn phải học cách viết quảng cáo cho thật hiệu quả vì nếu không thì công việc kinh doanh của bạn khó mà lâu bền hoặc khó có thể thành công được.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nghiên cứu hai nguyên nhân chính, Trước tiên, và cũng là hai nguyên nhân khác nhau để quảng cáo. Nguyên nhân đầu tiên đó là sự “phô trương”. Hầu hết các quảng cáo trên ti vi, cũng như trên báo chí đều phục vụ mục đích này.
Các công ty khi quyết định quảng cáo đều muốn “trưng bày” thương hiệu của mình để người tiêu dùng có thể biết về nó, nhớ ra nó khi họ quyết định mua hàng. Và đa số các quảng cáo đều chú trọng đến thương hiệu. Các công ty đều tốn rất nhiều tiền để quảng cáo nhãn hiệu của sản phẩm cho người tiêu dùng, và… họ chờ người tiêu dùng, sau khi đã quen với các nhãn hiệu, sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.
Bạn muốn công việc kinh doanh của bạn mang lại nhiều lợi nhuận? Thế thì, còn chần chừ gì nữa, hãy viết những quảng cáo hiệu quả- đó chính là những con tàu chở vàng của bạn. Tôi xin được tiết lộ 12 bí quyết mà bạn nhất định phải biết khi viết quảng cáo. Bạn hãy áp dụng các bí quyết này trong mỗi tin quảng cáo mà bạn viết!
Bí quyết đầu tiên: Hãy kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra!
Bí quyết 2: Tiêu đề hấp dẫn
Chìa khoá thứ hai dẫn đến thành công đó chính là tiêu đề quảng cáo. Bạn cần phải hiểu rằng, ngôn từ trong tiêu đề quảng cáo quyết định hơn 70% sự thành công của quảng cáo. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải mất nhiều công sức cho việc này. Theo kinh nghiệm của tôi thì những quảng cáo có tiêu đề “tiêu cực” lại lôi cuốn hơn những tiêu đề “tích cực”.
Những tiêu đề “tiêu cực” khiến khách hàng tiềm năng đồng nhất mình với quảng cáo. “ A`, mình cũng giống như nhân vật trong quảng cáo”. Mục đích chính của tiêu đề là thu hút sự chú ý của người đọc. Chính vì thế, tiêu đề của bạn phải đạt được mục đích này và tập trung vào các khách hàng tiềm năng. Các khách hàng này muốn gì? Họ cần gì? Họ thích gì và không thích gì? Tiêu đề quyết định sự tồn vong của sự nghiệp quảng cáo của bạn.
Bí quyết thứ 3: Ngôn từ ngắn gọn, câu cú ngắn gọn, đoạn văn ngắn gọn
Bí quyết thứ 4: Hãy chi tiết hoá, đừng đưa ra những thông tin chung chung
Bạn hãy cung cấp các thông tin chi tiết trong quảng cáo. Thay vì quảng cáo “Bạn hãy làm đầy hộp thư điện tử của mình bằng tiền mặt”, hãy viết “Bạn hãy nhận 355$ trong một ngày ở hộp thư điện tử của mình”. Bạn hãy đừng nói “Bí quyết kiếm tiền” mà hãy nói “Một người đàn ông 63 tuổi tiết lộ những cách thức kiếm tiền bẩn thỉu, giúp ông ta kiếm được 578 đô la trong một ngày!”
Thông tin chi tiết khiến cho quảng cáo của bạn giống như thât. Khi bạn nói chung chung, khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghĩ “Ồ, lại là sự bịa đặt thôi mà” và thông tin chính xác trong quảng cáo của bạn sẽ khiến các khách hàng nghĩ: “Có lẽ, người ta đã tính toán chính xác rồi. Thế thì tại sao mình lại không thử xem thế nào nhỉ?” Bạn hãy đừng bỏ qua chi tiết sau: sự chi tiết hoá luôn luôn có sức thuyết phục hơn những câu từ chung chung. Hãy đọc kỹ bài quảng cáo của mình và hãy chi tiết hoá nó!
Bí quyết thứ 5: Hãy sử dụng những thông tin về chính bản thân mình và hãy là người “độc nhất vô nhị”
Bí quyết thứ 6: Hãy sử dụng các đại từ nhân xưng (Tôi, Bạn, Anh ấy, Cô ấy)
Bí quyết thứ 7: Hãy chú trọng đến lợi ích chứ không phải là những đặc điểm khác biệt của sản phẩm.
Bạn cần phải tập trung quảng cáo vào lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại chứ không phải là những đặc tính của nó. Nếu bạn nghĩ rằng, lợi ích và đặc tính là một thì bạn đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đó.
Bí quyết thứ 8: Hãy sử dụng nhiều các tính từ và trạng từ.
Bí quyết thứ 9: Ý kiến khách hàng
Bí quyết thứ 10: Các chương trình khuyến mại miễn phí có giới hạn về thời gian
Bí quyết thứ 11: Bảo hành
Bí quyết thứ 12: Đơn giản hoá quy trình đặt mua hàng
Hãy đơn giản hoá quá trình đặt hàng. Điều này đơn giản đến mức nhắm mắt cũng tưởng tượng ra được, thế nhưng vẫn có nhiều quảng cáo vi pham nguyên tắc này. Hãy hướng dẫn cụ thể để khách hàng có thể đặt hàng dễ dàng. Ví dụ như: “Chỉ cần nhấc điện thoại và gọi số 1-800-000-0000. Hãy gọi ngay bây giờ!” hoặc “Hãy điền các thông tin vào phiếu đặt hàng và gửi fax theo số 1-000-000-000” hay “Hãy gửi đơn đặt hàng theo địa chỉ: số 37, phố Shabalovka,
Chúng tôi cũng xin lưu ý một chi tiết nữa, rằng bạn sẽ có thể tăng doanh số bán hàng lên từ 50% đến 100% nếu như bạn nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Hình thức thanh toán này sẽ củng cố thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn và góp phần tăng doanh thu đối với các doanh nghiêp nhỏ hoặc doanh nghiệp tại gia. Hãy đặt mua cuốn sách “Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh doanh, ít nhất là 50%, bằng cách chấp nhận thẻ tín dụng”. Bạn thấy không, chúng tôi cũng đang quảng cáo sản phẩm của mình đấy.!!!
Theo: Saga.vn